Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Động Vật Có Nguồn Gốc Hoang Dã Ở Bình Thuận

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Động Vật Có Nguồn Gốc Hoang Dã Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 11/05/2012

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.

Khiêm tốn với diện tích gần 2.000 m2 tại thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, nhưng trại Xuân Nghi có trên cả ngàn vật nuôi có nguồn gốc hoang dã như: kỳ đà, rắn hổ vện, chồn hương, dúi. Trại Xuân Nghi được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy phép.

Việc nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã đến với anh Đinh Hoàng Tâm rất tình cờ. Là kỹ sư hóa khi còn làm việc tại Công ty Imexco - Tân Thắng, trong một lần đi miền Tây chơi, anh suy ngẫm rất nhiều về mô hình nuôi rắn của trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang. Tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu và kinh nghiệm thực tế, thấy nuôi rắn chi phí thấp, ít dịch bệnh mà lợi nhuận mang lại rất cao nên năm 2010 anh quyết định chọn rắn làm vật nuôi để phát triển kinh tế. Với bản tính siêng năng và ham học hỏi, thành công bước đầu đã đến với anh.

Khởi nghiệp, anh đầu tư 20 triệu đồng xây dựng trại, 1 cặp giống rắn hổ vện trị giá 5 triệu đồng. Rắn hổ vện 1 năm tuổi là bắt đầu giao phối và đẻ bình quân từng lứa từ 20 - 21 trứng, sau 60 ngày ấp sẽ nở. Chưa đầy 3 năm, trại nuôi của anh Tâm đang có gần 200 con rắn giống, con lớn nhất nặng 2,5 kg. Để chủ động nguồn thức ăn cho rắn, anh Tâm đầu tư nuôi xen ếch. Sau thấy ếch thương phẩm cũng có giá, anh đầu tư 4 hồ nuôi ếch theo chu trình khép kín vòng sinh trưởng: nòng nọc, ếch con, ếch thương phẩm và ếch bố mẹ. Tiếp đó, anh mở rộng đầu tư nuôi thêm dúi, cầy hương và kỳ đà. Theo anh Tâm, đây là những loài vật nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư cho chuồng trại, con giống và thức ăn thấp mà vòng xoay vốn nhanh, lại ít rủi ro. Để vật nuôi phát triển hiệu quả, người nuôi phải tỉ mỉ tìm hiểu thật tường tận về đặc tính thiên nhiên của từng loài.

Với động vật có nguồn gốc hoang dã, nguồn tiêu thụ khá dồi dào và có giá thành cao. Nguồn giống tốt đang rất hút hàng và có giá rất tốt. Hiện cầy hương giống được bán với giá 8 triệu đồng/cặp, dúi giống 1,8 triệu/cặp, ếch giống 1,8 triệu/cặp, và kỳ đà thịt giá 540 ngàn đồng/kg. Anh Tâm cho biết vừa nuôi vừa xuất chọn lọc trong vòng 7 tháng vừa qua, gia đình anh đã thu trên 100 triệu đồng. Nghề nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã vẫn còn khá mới, gia đình anh Tâm được coi là đi đầu trong nghề nuôi mới này ở địa phương.

Chi tiết hơn về phương pháp nuôi tại trại Xuân Nghi, anh Tâm cho biết, để nhanh tăng trọng vật nuôi, anh thực hiện nuôi nhốt đối với cầy hương thay vì thả rông. Lồng nuôi cầy hương phải bằng lưới thép chắc chắn. Riêng chuồng kỳ đà thì có thêm nơi chứa nước để phù hợp với đặc tính thích nước và môi trường ẩm mát của loài bò sát này. Nguồn thức ăn tự cung tự cấp cũng phải được tính toán phù hợp và tiết kiệm chi phí. Ví như, ếch được nuôi làm thức ăn chủ lực cho rắn, ếch chết làm thức ăn cho kỳ đà, và ếch lớn bán giống hoặc bán thương phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Trao Tàu Cá Trị Giá 5 Tỷ Đồng Cho Nghiệp Đoàn Nghề Cá An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) Trao Tàu Cá Trị Giá 5 Tỷ Đồng Cho Nghiệp Đoàn Nghề Cá An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi)

Sáng 28.10, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Quỹ tấm lòng vàng Người Lao Động đã tổ chức lễ bàn giao một tàu cá trị giá hơn 5 tỷ đồng cho Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn. Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh đã đến dự.

30/10/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Bò Sữa Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Bò Sữa

Nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Trở lại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng những ngày này mọi người đều cảm nhận được khát vọng mãnh liệt vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. Nhiều bà con cho biết, nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa của dự án do Canada tài trợ, một trong những chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho hộ nghèo và cận nghèo đã giúp cuộc sống của bà con được cải thiện rất nhiều

30/10/2013
VietGAP Giúp Nghề Nuôi Thủy Sản Bền Vững Hơn VietGAP Giúp Nghề Nuôi Thủy Sản Bền Vững Hơn

Do đó, vấn đề còn lại để thực hiện tốt vấn đề ATVSTP trong thủy sản Việt Nam là kiểm soát ngay từ các yếu tố đầu vào và trong quá trình nuôi trồng mà VietGAP là một trong những quy trình sản xuất tốt giúp đảm bảo điều đó.

31/10/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn

Ngày 29-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới về thực hiện Dự án LIFSAP trên địa bàn tỉnh.

31/10/2013
Xác Xơ Những Đồi Chè Sau Lũ Xác Xơ Những Đồi Chè Sau Lũ

Trận lũ quét vừa qua gây hậu quả nặng nề về đời sống, sản xuất ở vùng thượng Hương Sơn, trong đó hàng trăm ha chè công nghiệp - loại cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của người dân xã Sơn Kim II (Hà Tĩnh) bị hư hỏng.

31/10/2013