Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An

Năm 2014 – 2015, huyện đã đầu tư trên 800 triệu đồng sử dụng để hỗ trợ 50% chi phí mua 230 heo cái hậu bị giống cao sản cho các hộ chăn nuôi heo tại các xã Thanh Phú, Mỹ Yên, Nhựt Chánh, Phước Lợi, An Thạnh, Thạnh Đức và Lương Hòa.
Qua gần 2 năm thực hiện, chương trình đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn heo ở địa phương.
Hiện nay, tổng đàn heo của huyện có khoảng 22.000 con, riêng đàn heo cái sinh sản gần 5.000 con.
Ngoài hỗ trợ bà con chăn nuôi con giống tốt, Trạm Khuyến nông huyện đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con quy trình nuôi heo giống cao sản và áp dụng công nghệ khí sinh học để đồng lúc đáp ứng yêu cầu hạn chế ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.
Theo dõi tiến trình chăn nuôi đàn heo giống thuộc chương trình cho thấy đàn heo con được nuôi thịt đã cải thiện đáng kể tỷ lệ nạc nên người nuôi bán được giá heo hơi cao hơn khoảng 200.000 đồng/tạ, đồng thời có thể rút ngắn thời gian nuôi do heo tăng trọng nhanh.
Với hiệu quả đạt được rất thuyết phục nên lãnh đạo huyện dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư thêm 200 heo cái hậu bị giống cao sản để hỗ trợ cho bà con chăn nuôi ở các địa phương khác trong giai đoạn 2016 – 2017.
Đồng thời, kết quả thu được trong thực tế nêu trên đã tạo được tác động thúc đẩy bà con chăn nuôi mạnh dạn đầu tư thay đàn heo sinh sản cũng như cải thiện quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm khai thác tốt nhất các ưu điểm di truyền của các giống heo cao sản.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23-10, ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op (quản lý hệ thống siêu thị Co.op Mart), cho biết Saigon Co.op đang tổ chức thu mua cà chua cho một số hộ nông dân có cà chua bị rớt giá tại Lâm Đồng thông qua các đơn vị cung ứng nông sản tại Đà Lạt.

Ngày 20/10, tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn các bên có liên quan về phát triển kỹ thuật nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên.

Đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn và giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD, tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp.

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.