Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn

Hiện ông Buôl là chủ nhân của 3 chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Kubota của Nhật, cộng với phương tiện chuyên vận tải lúa trị giá gần 2 tỷ đồng. Ông Buôl chia sẻ: “Nhà có 7,5ha ruộng nhưng ở nhiều khu vực khác nhau, mỗi lần vào vụ thu hoạch rất vất vả khi kiếm nhân công. Giá công gặt tăng từng ngày, có khi lúa đã chín vàng đồng nhưng phải chờ 5-7 ngày mới thu hoạch được là chuyện thường. Đó cũng là cảnh ngộ của nhiều hộ làm lúa trong vùng...”.
Năm 2010, ông Buôl đem tiền dành dụm bấy lâu của gia đình, vay thêm ngân hàng được gần 500 triệu đồng để mua một chiếc máy gặt đập liên hợp. Ngoài gặt lúa cho gia đình, ông còn mang máy đi gặt mướn cho bà con trong huyện. Có tích lũy, sang năm 2011, ông lại tiếp tục mua thêm 1 chiếc máy nữa, trị giá hơn 500 triệu đồng và mở rộng việc gặt mướn qua các huyện, tỉnh lân cận.
Theo ông Buôl, khi quyết định mua máy, ông cũng đã nghiên cứu, xem xét nhiều góc độ từ thực tế sản xuất lúa. Ông còn cho con trai đi làm thuê cho các chủ máy gặt ở các vùng khác để học hỏi.
Với 3 chiếc máy gặt đập liên hợp, mỗi chiếc có thể gặt khoảng 600 công/vụ, mỗi năm 3 chiếc có thể gặt hơn 5.000 công lúa, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Buôl thu lợi nhuận từ gặt thuê hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, với diện tích lúa 3 vụ, gia đình ông Buôl có tổng thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Không chỉ có thu nhập cao cho gia đình, ông Buôl còn tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên nông thôn. Trung bình người làm công với các việc như điều khiển máy gặt, hứng lúa có thu nhập trung bình từ 200.000-250.000 đồng/ngày khi vào vụ. Hiện ông Buôl sử dụng khoảng 20 nhân công thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cấp bách, mang tính tạm thời vì muốn tiêu thụ hàng chục nghìn tấn sản phẩm này cần phải có những phương án bao tiêu dài hơi và căn cơ hơn.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long vừa triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả” tại xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn).

Hiện nay trên các trà lúa xuân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An xuất hiện hơn 1000 ha lúa bị nhiễm vàng lá, tập trung chủ yếu ở Nam Đàn 350 ha, Diễn Châu gần 400 ha, Quỳnh Lưu trên 250 ha và nhiều huyện đồng bằng, một số xã thuộc huyện miền núi thấp.

Sáng 19-4, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP (Hà Tĩnh) tổ chức lễ khởi công Trung tâm Giống hươu Việt Nam tại huyện Hương Sơn. Dự án Trung tâm Giống hươu Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích gần 50 ha thuộc hai xã Sơn Quang và Sơn Lĩnh, trong đó: giai đoạn 1 (2015 - 2016) xây dựng trên diện tích 16 ha, có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, với tổng đàn 1.000 con hươu giống; giai đoạn 2 (2016 - 2017) mở rộng khoảng 30 ha với khoảng 5.000 đến 10.000 con, gồm nuôi tập trung và nuôi liên kết hộ gia đình.

Gắn bó với nghề chăn nuôi gà từ những ngày đầu khi mới lập nghiệp, trải qua nhiều khó khăn, giờ đây anh Lê Văn Sỉ (38 tuổi, ngụ xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã trở thành chủ nhân của gia trại nuôi gà nòi Bến Tre. Mỗi năm, gia trại này cho anh Sỉ lợi nhuận trên 300 triệu đồng.