Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận)

Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận)
Ngày đăng: 25/02/2015

Tháng 5-2014, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Phước Thái (Ninh Phước, Ninh Thuận) đã triển khai mô hình chăn nuôi “cừu vỗ béo” cho 10 hộ dân. Sau thời gian nuôi, mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ nuôi tăng thêm thu nhập.

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mô hình nuôi cừu vỗ béo của các hộ đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, trọng lượng bình quân mỗi con giống ban đầu khoảng từ 10-15 kg, sau hơn 3 tháng vỗ béo, cừu đạt trọng lượng khoảng 30 kg thì xuất bán. Nếu tính theo giá thị trường, mỗi hộ có lãi khoảng từ 10-14 triệu đồng.

Ông Lưu Văn Long, thôn Hoài Trung cho biết: Nuôi cừu vỗ béo này không khó, chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật, chăm sóc cẩn thận là cừu tăng trọng nhanh. Thức ăn của cừu rất đơn giản, có thể tận dụng được những thức ăn có sẵn là cỏ, lá nho, táo và cho ăn thêm những thức ăn tinh như cám bột, nước hèm nấu rượu… Trung bình mỗi lứa, gia đình xuất bán khoảng 15 con cừu, sau khi đã trừ chi phí, thu lãi gần 14 triệu đồng.

Ông Thọ Trường Khoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Qua 2 đợt đánh giá của Hội Nông dân tỉnh, huyện, thì nuôi cừu vỗ béo mang lại hiệu quả cao hơn so nuôi cừu ngoài mô hình… Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình, bởi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao để người dân thoát nghèo. Từ 10 hộ nuôi cừu vỗ béo ban đầu, đến nay, xã đã có 30 hộ đăng ký nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Hệ Lụy Đã Được Báo Trước! Hệ Lụy Đã Được Báo Trước!

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.

17/03/2014
Người Dao Đổi Đời Nhờ Trồng Gừng Người Dao Đổi Đời Nhờ Trồng Gừng

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

20/02/2014
Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá

Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000-22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng, nên người nuôi rất phấn khởi.

20/02/2014
Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

17/03/2014
Người Khmer Trồng Rau An Toàn Người Khmer Trồng Rau An Toàn

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

20/02/2014