Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng Ngó Lơ

Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng Ngó Lơ
Ngày đăng: 17/03/2014

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

Suốt một ngày, vợ chồng ông Ma Lang ở xã Ea Ba (Sông Hinh) lui cui đập cho nẻ trái, dồn lại nhưng không được nửa thúng hạt đậu đỏ. Ma Lang buồn bã nói: “Năm nay đậu đỏ dây nhiều mà trái ít. Trồng 2 sào đậu nhưng thu hoạch khoảng 50kg hạt”. Cũng theo Ma Lang, mấy năm nay đậu đỏ khi thời điểm chuẩn bị ra hoa thì trời không mưa, ban đêm thì lạnh, khiến đọt đậu xoăn lại, không ra hoa.

Còn bà Hờ Leng ở xã Ea Trol (Sông Hinh) cho biết, không như các năm trước, 1 sào đậu đỏ (1.000m2) có thể thu gần 1 tạ hạt, còn nay cũng 1 sào đậu đó nhưng chỉ thu được khoảng 10kg, đủ hấp cơm cho các thành viên trong gia đình ăn trong vài ngày.

Theo nhiều nông dân ở các huyện miền núi, đậu đỏ dễ trồng, không kén đất vì vậy đậu được trồng trên các vùng gò đồi. Tháng 7, 8 (âm lịch), khi trời mưa, nông dân tiến hành làm đất, xuống giống, đậu tự vươn lên mà không tốn công chăm sóc, làm cỏ và khoảng tháng 2 năm sau là thu hoạch. Ngoài ra, đậu đỏ còn là cây trồng lấp khoảng trống ở những vùng đất trồng sắn bị chết, không thể trồng dặm.

Ông Trương Văn Dũng ở xã Xuân Phước (Đồng Xuân) cho hay: “Là thân dây leo nên khi cây sắn chết do nắng hạn thì có thể đem đậu đỏ trỉa vào, dây mọc lên quấn vào các thân cây bụi, trái càng sai hơn là trồng ở nơi đất trống. Năm nay nắng hạn kéo dài, sắn chết nhiều nhưng nhiều người tìm không ra giống đậu đỏ để trỉa những khoảnh đất trống”.

Tuy nhiên, do năng suất giảm mạnh khiến nhiều người không còn mặn mà với loại cây trồng này, vì vậy diện tích ngày càng thu hẹp. Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, năm 2014 toàn huyện trồng 1.065ha đậu đỏ, năng suất đạt 4 tạ/ha, giảm gần một nửa về diện tích và sản lượng so với cách đây 4 năm. Còn tại huyện Sông Hinh, năm 2010 địa phương này có 2.500ha đậu đỏ, còn nay chưa đến 1.000ha.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Phước, trước đây đậu đỏ được trồng rất nhiều ở vùng đồi núi, nhưng nay nông dân trong xã không còn trồng nữa. Còn ông Nguyễn Văn Bình, Phó phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân cho biết, hiện chỉ còn vài hộ ở xã Phú Mỡ giữ giống đậu đỏ để trồng, 10 xã và thị trấn còn lại của huyện không ai trồng loại đậu này nữa.

Đậu đỏ là thức ăn giàu protein cho người, gia súc, đồng thời là cây phân xanh phủ đất, rất tốt đối với vùng đất đồi núi. Hạt đậu đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, có dược tính chữa viêm gan, vàng da, lợi tiểu, tiêu độc, kháng khuẩn và ngăn ngừa ung thư...


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Gà Đông Tảo Thả Vườn Nông Nghiệp Đô Thị Hiệu Quả Mô Hình Gà Đông Tảo Thả Vườn Nông Nghiệp Đô Thị Hiệu Quả

Một chú gà trống trưởng thành có trọng lượng từ 4,5 - 6kg với đôi chân khỏe, dáng hình cao to thể hiện uy lực dũng mãnh, nên rất được dân gian lựa chọn làm lễ vật cúng tế. Thông tin trên các trang mạng cho hay, mỗi chú gà trống trưởng thành có dáng đẹp giá lên tới chục triệu đồng.

24/01/2014
53 Hộ Dân Được Cấp Giấy Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã 53 Hộ Dân Được Cấp Giấy Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có 55 hộ dân đã được ngành chức năng các cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã, gồm: Gấu ngựa 1 con, heo rừng lai 102 con, nhím 372 con, cá sấu nước ngọt 47 con, kỳ đà vân 14 con, chim trĩ đỏ 33 con, dúi 100 con.

24/01/2014
Đụng Lợn Đụng Lợn "Sạch” Ăn Tết

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

24/01/2014
Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP

Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.

24/01/2014
Nấm Rơm Mùa Nghịch Cho Tết Nấm Rơm Mùa Nghịch Cho Tết

Nấm rơm chất 2 tuần cho sản phẩm và thu hoạch kéo dài khoảng 20 - 25 ngày. Bình quân vụ này năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Trồng nấm rơm 1 năm có thể luân canh từ 4 - 5 vụ ở các vùng đất bờ cao, thoáng mát, dễ thoát nước.

24/01/2014