Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Đực Vỗ Béo

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Đực Vỗ Béo
Ngày đăng: 10/06/2014

Nuôi dê đực vỗ béo là mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn. Nhiều nông hộ thoát nghèo bền vững vươn lên khá giả nhờ nguồn lợi của nghề nuôi dê đực. Từ nguồn lá nho cắt cành xả giàn sử dụng làm thức ăn nuôi dê đã cho ra “vàng ròng” nâng cao đời sống hàng trăm nông hộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho tỉnh ta tiểu vùng khí hậu thích hợp cho cây nho “bén rễ” đơm bông kết trái ngọt ngào. Toàn tỉnh hiện có trên 1.200 ha nho tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh Hải, Ninh Phước và Tp. Phan Rang- Tháp Chàm. Mỗi hecta nho đem lại thu nhập cho các chủ vườn 400- 500 triệu đồng/năm.

Sau vụ thu hoạch, trái nho đưa ra thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mang thương hiệu nho Ninh Thuận. Chủ vườn tiếp tục đầu tư phân bón, cải tạo đất, cắt cành chuẩn bị cho mùa nho mới. Lá nho già là nguồn thức ăn hợp khẩu của dê cừu được các nông hộ tận dụng chăn nuôi gia súc đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chúng tôi có dịp gặp nhóm người nhộn nhịp cắt cành nho tại gia đình anh Dương Ngọc Thái ở khu phố 6, phường Văn Hải. Anh Thái canh tác 1 sào nho tơ vừa thu 2 tấn trái bán được 30 triệu đồng.

Anh Thái “alô” cho Lê Đức Hùng 43 tuổi, “ông bầu” cắt cành nho ở thôn Phước Khánh thuộc xã Phước Thuận (Ninh Phước). Anh Hùng huy động nhóm liên kết gồm 10 “tay kéo” có kinh nghiệm trong nghề cắt cành nho và 5 phụ nữ lặt lá nho. Trong vòng một buổi, giàn nho được cắt cành, lặt lá thu dọn sạch sẽ.

Anh Thái cho biết 1 sào nho phải mướn 5 lao động cắt cành một ngày chi phí trên 700 ngàn đồng. Nhóm “liên kiết” cắt cành miễn phí cho chủ vườn, bà con thu gom lá nho làm thức ăn chăn nuôi dê. Anh em cắt cành bảo đảm kỹ thuật gắn bó trách nhiệm với chủ vườn. Cách thức làm ăn này được thực hiện hơn mười năm qua, đôi bên cùng có lợi.

“Ông bầu” cắt cành Lê Đức Hùng chia sẻ: ”Nhóm liên kết của tui có 10 gia đình là anh em, xóm làng. Khi nhận được điện thoại của các chủ vườn nho, tui xếp lịch hẹn ngày rồi thông tin cho các thành viên trong nhóm cắt cành đúng hẹn. Bà con lấy công làm lời từ nguồn lá nho chăn nuôi mỗi lứa 15- 20 con dê đực đem lại thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống no ấm, nuôi con ăn học chu đáo”.

Theo chân nhóm cắt cành nho, chúng tôi đến thăm gia đình ông Trần Văn Mót 61 tuổi ở thôn Phước Khánh. Ông Mót là một trong những nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi dê đực vỗ béo ở xã Phước Thuận.

Khởi nghiệp nuôi 10 con dê từ giữa năm 2003, buổi đầu thiếu vốn mua giống, ông nhận nuôi dê ăn chia lợi nhuận với thương lái. Ông Mót lặn lội khắp thôn xóm xin cắt cành “miễn phí” cho các chủ vườn nho.

Một sào nho 4-5 năm tuổi cắt cành được 800- 1.000 kg lá, bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn dê 100 con/ngày. Nhiều hôm lá cắt dư dã được ông phơi khô làm nguồn thức ăn dự trữ cho mùa khan hiếm. Làm ăn ần hồi tích lũy vốn liếng, ông Mót nuôi mỗi lứa 15 con dê đực 9- 10 kg/con, mua giống với giá 140 ngàn đồng/kg.

Sau 4-5 tháng cho ăn lá nho kết hợp tiêm phòng dịch bệnh, chăm sóc chu đáo, dê đực đạt trọng lượng trung bình 35 kg/con. Ông Mót xuất chuồng bán cho thương lái với giá 113 ngàn đồng/kg. Tính riêng trong năm 2013 vừa qua, ông nuôi 3 lứa dê đực xuất bán 45 con, lãi ròng trên 75 triệu đồng.

“Hơn mười năm chịu khó cắt lá nho nuôi dê đực vỗ béo kết hợp canh tác 3,5 sào ruộng lúa, vợ chồng tui dư ăn dư để. Ngoài mua sắm phương tiện sinh hoạt, lo việc ơn nghĩa, giúp đỡ con cháu, tui dành dụm mỗi năm vài chỉ để dưỡng già.

Tui truyền kinh nghiệm cho con rễ là Lê Đức Hùng điều hành nhóm liên kết cắt cành nho và chia sẻ kỹ thuật nuôi dê giúp bà con vươn lên làm giàu chính đáng. Lá nho già cắt bỏ đi nhưng biết tận dụng nuôi dê sẽ cho ra vàng ròng”, ngừng tay đổ lá nho cho đàn dê, ông Trần Văn Mót cười hào sảng bộc bạch niềm vui.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Sơn (Khánh Hòa) Mất Mùa Mít Nghệ Khánh Sơn (Khánh Hòa) Mất Mùa Mít Nghệ

Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.

24/07/2014
Cá Sặc Bổi Đổ Ngược Về Cà Mau Cá Sặc Bổi Đổ Ngược Về Cà Mau

Ông Trần Vững, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), cho biết: Giá cá sặc bổi hiện nay giảm quá mạnh. Nhiều hộ dân đã đến thời điểm thu hoạch cá mà không dám lên hầm vì không có lời, còn hộ nào đi vay nợ để làm mô hình này thì lỗ nặng.

24/07/2014
Phát Triển Tiềm Năng Cây Ngô Trên Đồng Đất Thanh Hóa Phát Triển Tiềm Năng Cây Ngô Trên Đồng Đất Thanh Hóa

Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.

05/08/2014
Quảng Ninh Báo Động Tình Trạng Đánh Bắt Con Móng Tay Bằng Máy Bơm Áp Lực Lớn Quảng Ninh Báo Động Tình Trạng Đánh Bắt Con Móng Tay Bằng Máy Bơm Áp Lực Lớn

Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.

24/07/2014
Nhà Khoa Học Giúp Nông Dân Kỹ Thuật Nuôi Trồng Nhà Khoa Học Giúp Nông Dân Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).

05/08/2014