Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Ninh Tăng Cường Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi

Bắc Ninh Tăng Cường Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 01/08/2014

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trước đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chủ yếu theo phương thức truyền thống, việc đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào phục vụ sản xuất chưa được chú trọng. Sau 3 năm thực hiện, đề án “Ứng dụng KHKT và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất giai đoạn 2011-2015” mang lại những kết quả tích cực. Nhờ tăng cường áp dụng KHKT, đẩy mạnh chăn nuôi tập trung nên mặc dù tổng đàn không tăng nhưng sản lượng gia súc, gia cầm lại tăng.

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng toàn tỉnh trong năm 2013 đạt hơn 90.640 tấn, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2012. Tòan tỉnh có 176 trang trại chăn nuôi áp dụng cơ giới hóa khâu vệ sinh chuồng trại, hệ thống thông gió, cung cấp nước uống tự động.

Theo anh Nguyễn Văn Đẩu, Giám đốc Xí nghiệp Bắc Đẩu – một trong những đơn vị chăn nuôi lợn lớn nhất tỉnh, được sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước, anh đầu tư xây dựng hàng chục nghìn m2 chuồng trại theo kỹ thuật chuồng Ivec khép kín; lắp đặt hệ thống thông gió, cung cấp nước uống tự động và cơ giới hóa khâu vệ sinh chuồng nuôi. Xung quanh chuồng trại xây dựng các bể Bioga liên thông xử lý nước thải và ao cá điều hòa không khí.

Nhờ áp dụng công nghệ và tuân thủ quy trình kỹ thuật nên chuồng nuôi luôn thông thoáng và bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho lợn sinh trưởng tốt. Trung bình mỗi năm, Xí nghiệp xuất bán từ 1.200-1.400 tấn lợn hơi thương phẩm, doanh thu 60-70 tỷ đồng/năm.

Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh, toàn tỉnh hiện có 13 nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản với công suất 500.000 tấn/năm đáp ứng tốt nhu cầu thức ăn công nghiệp cho vật nuôi; 916 chiếc máy nghiền các loại nông sản làm thức ăn chăn nuôi; 256 chiếc máy ấp trứng gia cầm (tăng 57 chiếc so với năm 2010).

Trong chăn nuôi gà đẻ trứng, Tập đoàn Dabaco tiến tới tự động hóa các khâu từ cung cấp thức ăn, nước uống, làm vệ sinh, đến thu trứng và ấp trứng; ngoài ra, cơ sở giết mổ gia cầm của Dabaco đạt công suất 1.500 con gia cầm/ca.

Trong lĩnh vực thủy sản, với 5 cơ sở sản xuất giống và gần 5.500ha nuôi trồng thủy sản, việc đưa máy móc cơ giới hóa vào các khâu phối, trộn thức ăn, bơm nước, tạo ô xy trong các ao nuôi cá thâm canh, ấp trứng cá nhân tạo… từng bước được áp dụng và cho hiệu quả cao. Qua đó, góp phần đưa năng suất, chất lượng thủy sản của tỉnh luôn ở tốp dẫn đầu trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

Có thể thấy, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và từng bước đưa cơ giới hóa vào chăn nuôi đã góp phần đem lại hiệu quả cao. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, các trang trại phần lớn nằm trong khu dân cư.

Việc đầu tư mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất hiện còn mang tính tự phát; ngoài ra, 80% thợ vận hành, sửa chữa các loại máy móc lại không qua đào tạo bài bản tại các trường chuyên nghiệp, dẫn đến việc thực hiện quy trình chăm sóc, bảo dưỡng còn hạn chế, làm giảm chất lượng và tuổi thọ máy…

Trong thời gian tới, các cấp, ngành và địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch chăn nuôi, đưa các trang trại ra khỏi các khu dân cư; vận động người dân đầu tư các nguồn lực để xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học như: nuôi lợn trên nền đệm lót sinh thái, sử dụng công nghệ khí sinh học biogas để xử lý chất thải, nâng cao hiệu quả chăn nuôi…

Đồng thời, có những chính sách khuyến khích đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất; phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

14/05/2013
Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua

17/05/2013
Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh) Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh)

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.

21/05/2013
Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.

21/05/2013
Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre) Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre)

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.

21/05/2013