Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Xen Canh Lúa Và Sen

Mô hình xen canh trồng lúa và trồng sen lấy gương được bà con nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu như trước đây 1 năm 3 vụ lúa (vụ hè thu, vụ mùa và đông xuân) thì nay chỉ trồng lúa 1 vụ đông xuân, còn vụ hè thu và vụ mùa thì bà con trồng sen. Thời gian từ lúc trồng đến khi kết thúc thu hoạch một vụ sen kéo dài khoảng 4-5 tháng nên không làm ảnh hưởng nhiều đến việc chuyển qua trồng lúa vụ sau (vụ đông xuân) nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo ông Lư Hồ Bi (thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa) nhẩm tính: “ Gia đình tôi trồng trên hai sào đất (2.000m2) thu hoạch được khoảng 14 - 15 triệu đồng (giá bình quân 10.000đ – 12.000đ/kg), sau khi trừ chi phí lợi nhuận còn lại khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng, so với lúa cao gấp 2 lần. Có thời điểm giá 1 kg gương sen lên 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ cao hơn”.
Theo bà con nông dân trồng sen cho biết: “Sen là loại cây rất dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh nên chi phí đầu tư thấp so với cây thanh long hay các loại cây trồng khác”. Đây là lợi thế đối với bà con nông dân bởi đầu tư không nhiều vốn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, mô hình xen canh lúa – sen còn góp phần làm giảm chi phí đầu tư ban đầu khi chuyển sang trồng lúa. Bởi “sau vụ sen, khi tiếp tục chuyển sang vụ lúa đông xuân sẽ tận dụng được nguồn phân bón trong quá trình trồng sen, do cây sen phân hủy, độ ẩm, chất bùn,…từ đó giảm chi phí đầu tư cho vụ lúa” – ông Lư Hồ Bi cho biết thêm.
Thiết nghĩ đây là mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân. Do đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Nông dân các địa phương nên nghiên cứu, tuyên truyền, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống, đầu ra,…cho bà con nông dân. Qua đó chủ động bảo vệ, phát triển đất lúa ổn định, bền vững theo qui hoạch của UBND tỉnh và theo chủ trương của Chính phủ.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71194
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.

Trong 10 tháng đầu năm 2012, phần lớn thời gian giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang nằm ở mức thấp hơn giá thành sản xuất nên người nuôi cá bị lỗ nặng. Đến nay, khi giá cá điêu hồng tăng mạnh trở lại với mức 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tháng trước, thì các chủ bè lại không có cá để bán, bởi nhiều người nuôi cá điêu hồng đã phải treo bè hoặc bán bè từ những tháng trước...

Trồng cỏ nuôi bò nhốt không còn xa lạ gì với người dân nông thôn các xã vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, nhưng với bà con nông dân thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, câu chuyện chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu sang trồng cỏ nuôi bò vẫn là đề tài nóng hổi rất được quan tâm và trông đợi hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại.

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành - An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…