Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Bã Nấm Để Sản Xuất Rau, Hoa

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.
Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu do Hội Nông dân tỉnh chủ trì thực hiện trong vòng 24 tháng (từ tháng 8/2013 đến thang 8/2015) với mục tiêu áp dụng công nghệ sinh học để xử lý bã nấm và thực hiện quy trình phối trộn các nguyên liệu dinh dưỡng để sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn, hoa tươi. Các hộ dân tham gia Dự án đã được tập huấn, chuyển giao quy trình xử lý cho từng loại bã nấm; quy trình phối trộn bã nấm sau xử lý với các nguyên liệu khác để sản xuất giá thể dinh dưỡng; công nghệ trồng rau an toàn, hoa bằng giá thể trong chậu…
Sau hơn 1 năm thực hiện, Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, môi trường và được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh ứng dụng trong sản xuất. Theo tính toán, lợi nhuận trung bình của sản phẩm rau bắp cải trồng trên giá thể làm từ bã nấm đạt 2,65 triệu đồng/sào (cao gấp 8-10 lần so với trồng trên đất phù sa).
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, các đại biểu đã thống nhất ý kiến đề nghị UBND tỉnh tiếp tục giao cho Hội Nông dân tỉnh ứng dụng rộng rãi công nghệ xử lý bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa đại trà trên địa bàn tỉnh.
Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/ung-dung-cong-nghe-xu-ly-ba-nam-de-san-xuat-rau-hoa-222893-108.html
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các mặt hàng nông sản khác đang khó tìm đầu ra, thì sản phẩm chuối thời điểm này lại đang thiếu hàng để xuất khẩu. Nguyên nhân là do sản phẩm chuối của nước ta không đáp ứng được về mặt kích cỡ, độ đồng đều trên từng sản phẩm… theo yêu cầu của đối tác.

Lũ thấp bất thường không chỉ khiến người nông dân thất thu mà các làng nghề cũng rơi vào tình trạng ế ẩm vì không tiêu thụ được sản phẩm... Rốn cá miền Tây giờ phải nhập ngược cá từ phía bên kia biên giới về để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ...

Không chỉ có những giống khoai tây mọc thành củ trong lòng đất mà còn có giống khoai tây lạ mọc thành quả được gọi với cái tên khoai tây dây leo, khoai tây không khí hay khoai trời.

Từ người bán hàng rong, rồi “học lỏm” được nghề mây tre mỹ nghệ, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Chung ở xã Liên Khê đã vươn lên trở thành chủ nhiệm Hợp tác xã Mây tre Liên Khê, đưa hàng mỹ nghệ Việt đi khắp thế giới.

Gà Indonesia (hay còn gọi là gà đen Ayam Camani) nhỏ có bộ lông xước và rất ít lông, các đầu cánh lông bị rách. Còn gà đen Trung Quốc (hay còn gọi là gà Hắc Phong) khi còn nhỏ lông xốp và mượt.