Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú

Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú
Ngày đăng: 29/07/2014

Ở xã Xuân Hải (TX Sông Cầu) hiện có một số hộ áp dụng mô hình nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú rất thành công. Mô hình này chi phí đầu tư ít, chủ yếu lấy công làm lời, nhưng hiệu quả mang lại rất ổn định.

Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.

Lúc bắt đầu thả giống, tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, vụ nuôi đầu tiên, tôi đã thắng lợi”. Theo ông Mỹ, gia đình ông bắt đầu nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú từ năm 2008 đến nay và năm nào cũng có lãi. Vụ nuôi năm nay, gia đình ông Mỹ thả 30.000 con giống hải sâm với diện tích 1,3ha/5 hồ nuôi.

Hải sâm là đối tượng chính trong hồ nuôi còn tôm là đối tượng nuôi phụ. Tuy nhiên, thức ăn đầu tư cho hải sâm hầu như không có mà chủ yếu hải sâm ăn lại thức ăn thừa của tôm và ăn các chất hữu cơ khác có trong lớp đáy bùn ao. Người ta ví hải sâm như một bộ máy làm sạch môi trường trong hồ nuôi.

Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ đã nhận con giống hải sâm từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III để về nuôi ươm và cung cấp giống cho bà con quanh vùng. Theo ông Mỹ, thời gian nuôi ươm con giống để bán khoảng 45 ngày, giá bán bình quân là 3.000 đồng/con.

Kỹ thuật từ khi nuôi ươm cho đến khi nuôi thương phẩm đều rất đơn giản, tuy nhiên muốn nuôi hải sâm thành công cần chú ý các đặc điểm như hồ nuôi phải có lớp đáy bùn để hải sâm dùng làm thức ăn và nơi trú ẩn, phải vệ sinh ao nuôi để loại trừ các loại cua, ghẹ. Trong quá trình nuôi cần bổ sung phân bò ủ hoai với liều lượng từ 30 đến 50kg/1.000m2 ao hồ, mục đích để gây màu và tảo làm thức ăn cho hải sâm.

Sản lượng thu hoạch vụ nuôi này riêng hải sâm khoảng 2 tấn, giá bán 100.000 đồng/kg (tương đương 200 triệu đồng). Trừ các khoản chi phí và cộng với tiền xuất bán tôm sú nuôi kết hợp, ông Mỹ có lãi gần 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết: “Mô hình nuôi hải sâm kết hợp tôm sú rất hiệu quả.

Với diện tích hồ nuôi như trên, hàng năm, gia đình thu nhập ổn định từ 150 đến 200 triệu đồng, chủ yếu lấy công làm lời chứ chi phí đầu tư rất ít. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp con giống cho bà con quanh vùng có nhu cầu nuôi theo mô hình này”.


Có thể bạn quan tâm

Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng

Cũng náo nức và khẩn trương không kém so với các nhóm nông dân khác của 12 tỉnh ĐBSCL, nhưng nhóm nông dân ở Khóm Vĩnh Mỹ A, phường 3, TX Ngã Năm (Sóc Trăng) lại có nét chuẩn bị rất riêng của họ…

01/09/2015
Hoài Xuân nỗ lực xây dựng nông thôn mới Hoài Xuân nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, xã Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn) đã tập trung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), góp phần làm cho bộ mặt nông thôn địa phương có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được cải thiện…

03/09/2015
Khởi sắc Mỹ Thọ Khởi sắc Mỹ Thọ

Mỹ Thọ là xã Anh hùng, thuộc huyện Phù Mỹ. Những năm qua, Mỹ Thọ đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. “Từ xóa đói, giảm nghèo, rồi từng bước vươn lên khá giàu nhờ tập trung phát triển kinh tế nông-ngư nghiệp là 2 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”- ông Nguyễn Kim Trắc, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ, khẳng định.

03/09/2015
Góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn hoạt động Góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn hoạt động

Quỹ Tín dụng nhân dân (QTD) thị trấn (TT) Diêu Trì hoạt động trên địa bàn TT Diêu Trì và 2 xã Phước An, Phước Thành (huyện Tuy Phước). Hoạt động của QTD đã góp phần giúp các địa phương này phát triển, kinh tế bình quân hàng năm từ 12 - 15,3%, thu nhập bình quân đầu người từ 34,5 - 40 triệu đồng/năm.

03/09/2015
Phát hiện hàng loạt chất cấm tạo nạc Phát hiện hàng loạt chất cấm tạo nạc

Ngày 31.8, Bộ NN-PTNT đã công bố báo cáo kết quả kiểm tra bước đầu chất tạo nạc trong chăn nuôi heo sau khi có đề nghị của Chi cục Thú y TPHCM cũng như thông tin dư luận cho rằng các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông dân đang sử dụng bừa bãi chất tạo nạc Sbutamol, gây hoang mang cho người tiêu dùng và làm rối thị trường.

03/09/2015