Phát hiện hàng loạt chất cấm tạo nạc

Theo kết quả vào cuộc của Thanh tra Bộ NN-PTNT tại TPHCM và khu vực Nam bộ, từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 227 mẫu nước tiểu heo được giết mổ của 51 lô, phát hiện 31 mẫu dương tính với hàm lượng Sbutamol cao từ 80 - 1.300ppb thuộc 7 lô heo giết mổ.
Cơ quan chức năng đã lập biên bản và ra quyết định xử lý 7 thương lái có heo kiểm tra dương tính với Sbutamol. Trong 7 lô heo vi phạm, có 4 trường hợp thực phẩm có xuất xứ từ tỉnh Đồng Nai, 2 trường hợp ở Tiền Giang và 1 trường hợp từ Long An đưa vào thị trường TPHCM. Để ngăn chặn và kiểm soát, Chi cục Thú y TPHCM đã có công văn gửi cơ quan chức năng các tỉnh lân cận đề nghị phối hợp tăng cường kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là thịt heo.
Theo báo cáo của ông Hoàng Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai gửi Bộ NN-PTNT, vừa qua Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai đã tổ chức kiểm tra 44 trại nuôi heo trong tổng số gần 2.000 trang trại heo trên địa bàn, phát hiện 14 trang trại có heo dương tính với Sbutamol, tập trung ở các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom và TP Biên Hòa. Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai còn phát hiện 1 đại lý bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa Sbutamol.
Theo Thanh tra Bộ NN-PTNT, đối với công văn của Chi cục Thú y TPHCM đề nghị kiểm soát nguồn thực phẩm từ các thị trường “vệ tinh”, cơ quan thanh tra của Bộ NN-PTNT đã yêu cầu Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai giải trình nhưng qua kiểm tra cho thấy, chi cục chưa thực hiện đúng với yêu cầu đặt ra, chỉ tiến hành lấy mẫu kiểm tra nước tiểu tại nơi kiểm dịch gốc và dừng lại ở đó.
Đoàn công tác cũng chỉ ra những kẽ hở và bất cập trong hoạt động kiểm dịch, kiểm soát đàn heo nuôi trên địa bàn, dẫn tới việc thương lái, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đưa chất cấm vào thực phẩm.
Thanh tra Bộ NN-PTNT đã làm việc với PC46 Công an tỉnh Đồng Nai và đề nghị nhanh chóng vào cuộc để truy tìm các cơ sở cung cấp nguồn chất cấm Sbutamol, đồng thời làm rõ một số cơ sở chăn nuôi sau khi xuất bán heo (có giấy tiêm phòng phục vụ cho việc đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai).
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.

Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.

Qua ba năm triển khai thí điểm (từ năm 2011), mô hình cánh đồng mẫu lớn đã dần phát triển và trở thành cánh đồng lớn kể từ năm 2014, tuy nhiên, những bất ổn trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa được giải quyết.

Đậu nành là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển ở ĐBSCL nhưng làm sao để nông dân mặn mà với việc phát triển sản xuất loại cây họ đậu này đang là một câu hỏi khó dành cho nhà quản lý và nhà khoa học.

Vừa qua, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có mời Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Viện Cây ăn quả miền Nam,… đến nghiên cứu dịch bệnh trên cây cam sành và đã khẳng định bệnh do vi-rút tấn công.