Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Heo siêu năng suất Hongkong đi máy bay về Việt Nam

Heo siêu năng suất Hongkong đi máy bay về Việt Nam
Ngày đăng: 30/11/2015

Heo đi máy bay

Cuối tháng 10.2015, ông Nguyễn Kim Đoán cùng gia đình chuẩn bị đón những “thành viên mới” là 50 con heo giống nhập khẩu từ Hongkong.

Sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu tại sân bay Tân Sơn Nhất, lô hàng sẽ được cơ quan Thú y Vùng VI chuyển về trại luân chuyển để theo dõi trong 2 tuần.

Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe, dịch bệnh của ngành thú y, đàn heo giống sẽ được chuyển về trại nuôi của gia đình ông Đoán.

Ông Đoán cho biết, giá mỗi con heo giống là 2.500USD, cộng chi phí nuôi trong quá trình theo dõi, kiểm tra tại trại của cơ quan chức năng 100 USD/con, chưa kể chi phí vận chuyển khác.

“Người ta lên sân bay đón người thân, Việt kiều, mình lên sân bay đón… “heo kiều”, nhưng đó là tất cả gia tài của gia đình, là sự sống còn của việc chăn nuôi những năm tới” - ông Đoán nói.

Trước đó, lần đầu tiên 80 con heo siêu năng suất của Đan Mạch được ông Âu Thanh Long - Giám đốc Công ty Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) mua về thông qua đường hàng không.

Ông Long cho biết, đàn heo giống Dambred nổi tiếng của Đan Mạch này có trị giá hơn 4,8 tỷ đồng, được nhập về nhằm cải thiện đàn giống heo của Việt Nam.

Số heo giống này sẽ được gắn chip theo dõi tình hình sức khỏe, khả năng phát triển; mỗi con sẽ được thiết kế chế độ dinh dưỡng riêng.

“Việc chăm sóc, theo dõi heo bằng chip, xử lý thông tin trên hệ thống máy tính sẽ giúp xác định chính xác thể trạng từng con heo, đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp nhất, góp phần cải thiện đàn giống heo của Việt Nam hiện nay” - ông Long chia sẻ.

Từng bước khép kín chuỗi chăn nuôi

Theo Cục Chăn nuôi, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.000 con heo giống, chủ yếu từ Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch với giá mỗi con từ 2.500 - 5.000 USD.

Cùng với việc nhập khẩu heo giống cụ, kỵ nhằm cải thiện dần nguồn giống heo trong nước, nhiều trang trại chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ cũng đang tích cực khép kín chuỗi chăn nuôi.

Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, Giám đốc HTX chăn nuôi Đồng Hiệp cho rằng, là ngành hàng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hội nhập quốc tế, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi phải sớm thực hiện tái cơ cấu bằng việc xây dựng chuỗi chăn nuôi khép kín.

Ông Công dẫn chứng, ở Đồng Nai, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khép kín chuỗi chăn nuôi của họ bằng cách hợp tác với nông dân, đồng hành cùng người chăn nuôi.

Họ chủ động mọi khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; họ có con giống, thức ăn nên quyết định được giá thành sản phẩm.

“Về số lượng, các doanh nghiệp này chỉ chiếm 10 – 15% nhưng lại chiếm đến 85% thị phần.

Người chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm 85% còn lại, nhưng do bị chi phối giá thành đầu vào ở nhiều khâu, lại rất mù mờ về thông tin thị trường nên sản phẩm làm ra có giá thành cao, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp” - ông Công giải thích.

Theo ông Công, ngành chăn nuôi Việt Nam còn 12 năm nữa để chuẩn bị, trước khi các quy định về miễn thuế nhập khẩu thịt, sản phẩm động vật từ các nước theo TPP có hiệu lực.

“Vẫn còn đủ thời gian để doanh nghiệp, người chăn nuôi chuẩn bị, với điều kiện phải thay đổi và hình thành được chuỗi khép kín.

Nếu làm được thì việc cạnh tranh trong TPP không quá khó khăn” - ông Công tự tin.


Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành

Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.

24/07/2014
Làm Giàu Từ Đặc Sản Quê Hương Làm Giàu Từ Đặc Sản Quê Hương

Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.

09/12/2014
Giúp Ngư Dân Phát Triển Nghề Cá Xa Bờ Giúp Ngư Dân Phát Triển Nghề Cá Xa Bờ

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

24/07/2014
Chợ Đồn (Bắc Kạn) Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Chợ Đồn (Bắc Kạn) Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

09/12/2014
Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.

24/07/2014