Nông dân điêu đứng do mất mùa ngô

Ông Nguyễn Doãn Loan - chủ tịch xã Nghĩa Dũng cho hay: Toàn xã có 240 ha đất trồng ngô, thiệt hại do nắng nóng khiến 70% diện tích bị mất trắng. Bên cạnh đó xã Kỳ Tân có tổng diện tích đất trồng ngô là 190 ha thì bị thiệt hại lên đến 177 ha. Trong khi đó, ngô cây bán cho các công ty chăn nuôi bò sữa làm nguyên liệu thức ăn giá thành bị giảm 50% nên người dân càng điêu đứng – ông Trần Văn Đông chủ tịch xã Kỳ Tân cho biết.
Những ngày vừa qua bà con trồng ngô các xã Kỳ Tân, Nghĩa Dũng, Tân Long (Tân Kỳ) phải chặt bán tháo ngô để bù đắp thiệt hại
Những diện tích ngô không thể phát triển do hạn hán kéo dài
Mất mùa ngô khiến người dân nơi đây hoang mang và lo lắng. Đã cận kề mùa thu hoạch nhưng năng suất ngô bông không đạt chỉ tiêu. Người dân buộc lòng phải bán ngô cây với giá rẻ. Hơn 3 triệu đồng là khoản tiền thu được mà chị Trịnh Thị Long, xóm 1 Diễn Nam, Kỳ Tân bán 13 tấn ngô cây. 1 sào đất trồng ngô được các công ty chăn nuôi bò sữa trả cho người dân khoảng 500 nghìn đồng.
Mỗi bông ngô chỉ đạt trên dưới 10 hạt
Chưa tới vụ thu hoạch nhưng ngô chỉ còn thế này
Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, xóm 1 xã Kỳ Tân vớt vát một vụ ngô thất bát
Chị Ngô Thị Xuân, xóm Tân Thành, xã Tân Long cho biết: vụ mùa năm 2014 gia đình có 7 sào ngô cho thu nhập khoảng 22 triệu đồng nhưng năm nay do mất mùa, bán cả cây ngô chỉ vớt vát được vỏn vẹn 3 triệu đồng. Ngô chặt đi sẽ được thu mua bởi các công ty bò sữa hoặc người dân mang về cho trâu bò.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Bình Định (Kiến Xương) vào những ngày này, dọc các con đường liên thôn to rộng là hệ thống mương máng được xây dựng chắc chắn, thuận lợi cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt. Những thửa ruộng tươi tốt, những bông lúa trĩu hạt đã nói lên sự cố gắng cần cù của bà con nông dân và sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Sản xuất nấm với việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và cho giá trị kinh tế cao đang được nhiều người dân nông thôn ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trồng và nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH&CN) tỉnh Bắc Ninh gấp rút chuẩn bị tăng lượng giống nấm, sẵn sàng cùng nông dân bước vào mùa vụ mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.

Cây chôm chôm trồng được nhiều nơi ở miền Nam nhưng có lẽ không nơi đâu cho trái to đẹp, chất lượng ngon ngọt bằng chôm chôm trên đất cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Thương hiệu “chôm chôm Tân Phong” chiếm trọn niềm tin của khách hàng phía Nam nhiều năm nay bởi chất lượng vượt trội.

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…