Hành Động Vì Ngành Cà Phê Bền Vững

Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) sẽ tổ chức Diễn đàn đối thoại và triển vọng ngành cà phê Việt Nam 2014 tại TP Hồ Chí Minh ngày 1/12.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Trưởng ban VCCB chủ trì.
Trong nhiều năm qua, cà phê vẫn luôn là ngành nông sản chiến lược của Việt Nam. Niên vụ 2013 – 2014, SX và XK cà phê tiếp tục tăng nhẹ, ước tính SX đạt khoảng 1,74 triệu tấn.
Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…
Đây là Ban điều phối nông sản đầu tiên của Việt Nam có sự tham gia đại diện của cả khối công và tư (đặc biệt là có đại diện của người trồng cà phê và các DN trong và ngoài nước), khẳng định sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của ngành nông nghiệp trong việc tăng cường hợp tác công tư, nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam.
Đây cũng là một bước đổi mới đột phá về thể chế ngành hàng nông sản khi lần đầu tiên tất cả các tác nhân trong một ngành hàng đều có tiếng nói đại diện và công bằng trong việc quản lý và điều phối ngành cà phê để cùng ra quyết định và hành động vì ngành cà phê bền vững.
Ngay sau diễn đàn, VCCB sẽ tiến hành cuộc họp lần thứ 2 với các nội dung: Báo cáo cập nhật hoạt động và Đề xuất kế hoạch năm 2015 của Ban điều phối cùng thảo luận về các vấn đề như tiếp cận tín dụng, Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, các vấn đề về tổ chức, thể chế Ban…
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/hanh-dong-vi-nganh-ca-phe-ben-vung-post135069.html
Có thể bạn quan tâm

Xu thế đồ thị trong ngắn hạn phát tín hiệu giảm điểm.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay tập trung vào 5 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc
Nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nông dân Lê Văn Thảo, SN 1964 (ngụ An Thạnh, Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre) thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ sản xuất cây giống phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Lo cho “đầu cơ nghiệp” của mình bị thiếu thức ăn khi mùa đông đến, sau khi thu hoạch lúa, đồng bào vùng cao chủ động lấy rơm khô về dự trữ cho trâu, bò. Đây là nguồn thức ăn quan trọng thay thế cho cỏ tươi trong mùa rét.

Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.