Nông dân vùng cao dự trữ thức ăn cho đàn gia súc

Sau khi đập lúa, rơm được bà con xã Cán Cấu (Si Ma Cai) bó lại.
Rơm mới lấy trên nương về được phơi khô để tránh ẩm mốc.
Thời tiết vùng cao hay mưa và sương mù nên việc che đậy cho rơm rất quan trọng.
Nhiều gia đình ở Sa Pa cẩn thận cất rơm trên gác nhà, khi cần mới lấy xuống cho trâu, bò ăn.
Đồng bào dân tộc Mông ở xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) chăm sóc trâu trong ngày rét.
Chú trọng giữ ấm cho nghé.
Vào mùa rét, cỏ tươi ở vùng cao Bát Xát ngày càng trở nên khan hiếm.
Người dân xã A Lù (Bát Xát) phải đi xa mới lấy được bó cỏ tươi về cho trâu.
Dù trời mưa nhưng người dân xã Tả Van (Sa Pa) vẫn đi chở rơm vì lo đàn trâu bị đói nếu mưa kéo dài.
Có thể bạn quan tâm

Bằng tâm huyết và áp dụng đúng kỹ thuật, đến nay, số lượng đàn vịt trời của ông đã tăng lên đến gần 7.000 con gồm vịt trời giống, vịt đẻ và vịt bán thương phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Vinh đã nhân giống, mở rộng được quy mô đàn lên hàng nghìn con gà sao kết hợp nuôi vịt trời, chim trĩ, heo rừng…, lãi 250 - 300 triệu đồng/năm.

Vườn cam canh 50 ha của ông Lâm Thành Thương (Bình Dương) có thể cho trái đến 60 năm.

Anh Lê Thanh Tùng đã phát triển được mô hình nuôi cà cuống, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Cứ 2 ngày lại hái quả 1 lần, với giá bán tại ruộng là 25.000 đồng/kg, giá bán lẻ 30.000 đồng/kg; trừ chi phí lãi trên 200 triệu đồng/ha.