Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội Cung Lớn, Giá Rau Xanh Ổn Định

Hà Nội Cung Lớn, Giá Rau Xanh Ổn Định
Ngày đăng: 05/03/2015

Sau Tết, do thời tiết nắng ấm nên rau xanh phát triển tốt, nguồn cung theo đó cũng khá dồi dào. Đáng chú ý, mặc dù giá rau xanh tại các chợ trong nội thành bị đẩy lên cao, song tại các vùng sản xuất rau ở ngoại thành, giá bán vẫn khá ổn định.

Giá không tăng

Có mặt tại vùng sản xuất rau an toàn của HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) những ngày này, hình ảnh dễ thấy là những ruộng rau cải chíp, cải ngọt, cải mơ đang độ cho thu hoạch tươi xanh mơn mởn.

Chị Nguyễn Thị Mậu, xã viên HTX Tiền Lệ cho biết, từ Mùng 5 Tết, người dân bắt đầu thu hoạch rau đem bán nhưng phải từ Mùng 10 trở đi, lượng hàng bán ra mới nhiều. Hiện tại, mỗi ngày, gia đình chị Mậu thu hoạch được khoảng gần 100kg rau các loại. "Giá các loại rau ăn lá trung bình khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg, tương đương thời điểm áp Tết chứ không tăng đột biến" - chị Mậu cho biết.

Điều đáng mừng là ngoài tiêu thụ ở chợ đầu mối, hiện nay, tại HTX Tiền Lệ đã có Công ty CP Đầu tư Giao Long (thương hiệu rau sạch Liên Thảo) về thu mua một phần sản lượng rau tại ruộng cho bà con nông dân. Theo thống kê, hiện toàn HTX Tiền Lệ còn khoảng 20ha rau đang cho thu hoạch, sản lượng cung cấp ra thị trường khoảng 2 - 3 tấn/ngày. Trong số đó, loại rau đang có giá cao nhất là cải mâm xôi từ 15.000 - 17.000 đồng/kg, còn lại vẫn ở mức tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với thời điểm trong Tết.

Trong khi các loại rau ăn lá giữ được mức giá ổn định, nhiều loại rau dài ngày, rau lấy củ, quả như su hào, cải bắp, súp lơ... vẫn bán với giá khá thấp. Đến vùng rau Phương Viên, xã Song Phương, huyện Hoài Đức thời điểm này mới thấy rõ nỗi buồn của bà con nông dân. Bà Nguyễn Thị Bé, thôn Phương Viên chia sẻ, giá cải bắp chỉ 1.000 đồng/kg, su hào 1.000 - 1.500 đồng/củ bán buôn và 2.000 đồng/củ bán lẻ. Mức giá này có nhỉnh hơn so với thời điểm trong Tết, song vẫn chưa đảm bảo nông dân có lãi. "Cũng may là thời điểm này còn bán được rau chứ trong Tết thì không có người mua" - bà Bé ngậm ngùi.

Tích cực vào vụ mới

Cùng với thu hoạch diện tích rau màu đúng độ tuổi xuất bán, bà con nông dân các vùng rau đang tích cực làm đất, gieo trồng lứa mới. Theo các hộ nông dân, thời tiết như hiện nay dễ làm cho bọ nhảy phát sinh gây hại. Do đó, phòng trừ bọ nhảy là biện pháp quan trọng để đảm bảo năng suất, chất lượng rau, nhất là các loại rau ăn lá.

Với gần 40ha rau vào vụ mới, ông Hoàng Văn Tùng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú An, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ cho biết, HTX đang hướng dẫn bà con dùng vôi bột để xử lý đất và mua giống rau tại các địa chỉ có uy tín. Đặc biệt, Thanh Đa là một trong những vùng rau trọng điểm của TP và đã được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp chứng nhận vùng sản xuất rau an toàn. Do đó bà con nông dân đã được hướng dẫn quy trình sản xuất chặt chẽ, đảm bảo chất lượng rau.

Tại vùng rau Tiền Lệ, do tập quán chuyên canh rau ăn lá nên bà con nông dân đang chuyển sang các chủng loại rau phù hợp với điều kiện thời tiết ấm như rau dền, rau muống, cải ngọt... Ông Nguyễn Văn Hào - Chủ nhiệm HTX rau an toàn Tiền Lệ cho biết, để tránh bọ nhảy hại rau, HTX khuyến cáo bà con nông dân sử dụng ni lông để quây quanh ruộng. Đồng thời sử dụng các biện pháp sinh học khác để phòng trừ sâu bệnh. Được biết, bước vào vụ mới này, toàn HTX Tiền Lệ trồng khoảng trên 10ha rau.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, tính đến nay, toàn TP đã gieo trồng được khoảng 4.000ha rau vụ Xuân. Trong thời gian qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã tích cực triển khai hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp xử lý sâu bệnh bằng phương pháp sinh học như trồng rau che phủ ni lông, bẫy bả protein trừ ruồi, sâu khoang, ngâm nước vào ruộng để xử lý mầm bệnh...

Tại các chợ trong nội thành, giá rau xanh vẫn đang ở mức khá cao so với giá bán từ vùng sản xuất. Cụ thể, giá cải bắp 4.000 - 5.000 đồng/kg; cải chíp, cải ngồng, cải ngọt 25.000 đồng/kg; cải cúc 4.000 đồng/mớ; su hào 3.000 - 4.000 đồng/củ...


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Nuôi Chim Trĩ Kinh Nghiệm Nuôi Chim Trĩ

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại nuôi chim trĩ lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của anh Phan Minh Châu (36 tuổi), ở tổ 2, thôn Sơn Hòa, xã Xuân Sơn (H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu) bởi tận mắt thấy hàng trăm con chim trĩ đang sinh sống trong những dãy lồng.

30/04/2014
Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

01/05/2014
Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

01/05/2014
Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

01/05/2014
Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

01/05/2014