Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gừng trâu dưới tán vải

Gừng trâu dưới tán vải
Ngày đăng: 03/11/2015

Chị Thạch kiểm tra sự phát triển của cây gừng trâu.

Cuối tháng 3 - 2015, chị Thạch đặt mua giống gừng trâu từ Hà Nội về trồng khảo nghiệm dưới tán vải thiều 20 năm tuổi, trên diện tích gần 1 mẫu đất; đồng thời mua 400 bao phân gà cộng với 6 tạ phân vi sinh.

Đất được làm tơi xốp, sau đó trộn với phân bón theo tỷ lệ thích hợp cho vào gần 13.000 bao tải (mỗi kg giống chia 17 bao) rồi đặt dưới tán cây vải thiều.

Để gừng phát triển tốt, hằng ngày, chị Thạch tưới nước giữ ẩm bảo đảm cho các bao gừng có đổ ẩm đều nhưng không úng, giúp cây đẻ nhánh tốt và phát triển nhanh.

Cây gừng cơ bản ít sâu bệnh, chỉ bị nấm gây vàng đốm lá phun thuốc là hết.

Trong quá trình chăm sóc cần bón phân và bồi đất thêm hai lần để khóm gừng phát triển, củ to.

Trồng gừng trâu trong bao tải đặt dưới tán vải thiều có nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm được phân bón, thuốc trừ sâu và công chăm sóc.

Việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây vải thời gian quả non, lượng thuốc rơi xuống tán cây có tác dụng phòng trừ sâu bệnh cho cả cây gừng; khi tưới nước cho gừng thì cũng được luôn cho cây vải.

Nhờ thế cả hai tầng kinh tế vải thiều thu hoạch ở bên trên và gừng bên dưới đều phát triển tốt.

Sau 6 tháng được tập trung chăm sóc tốt đúng kỹ thuật, đến nay mô hình trồng gừng trâu dưới tán vải thiều của gia đình chị Thạch đã phát huy hiệu quả.

Cây phát triển xanh tốt, khóm gừng to, cây cao từ 0,7 – 1m và đang trong thời kỳ làm củ, chuẩn bị được thu hoạch.

Ước tính mỗi bao tải trồng gừng của mô hình này sẽ thu hoạch được từ 1 – 1,5kg củ gừng tươi.

Mỗi củ có trọng lượng từ 100 gram trở lên, dễ chế biến, nhất là làm mứt hoặc sấy khô phục vụ xuất khẩu.

Ước tính với diện tích như trên, chị thu khoảng 10 tấn củ, giá 20 nghìn đồng/kg, lãi 5 nghìn đồng/kg.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

30/07/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

30/07/2014
Trứng Gà Tân An Vẫn Loay Hoay Tìm Kiếm Thị Trường Trứng Gà Tân An Vẫn Loay Hoay Tìm Kiếm Thị Trường

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

08/04/2014
Triển Vọng Cây Cao Su Trên Vùng Đất Lang Chánh Triển Vọng Cây Cao Su Trên Vùng Đất Lang Chánh

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

30/07/2014
Ông Nông Dân Ông Nông Dân "Chịu Chơi"

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.

08/04/2014