Giúp nông dân biến rác thải thành tiền

Mô hình ủ phân hữu cơ từ rác, phế phẩm nông nghiệp ở nông hộ đã được Hội ND tỉnh vận động và hướng dẫn hội viên, ND thực hiện nhiều năm nay.
Giảm chi phí sản xuất
“Mô hình được xây dựng đầu tiên vào năm 2012 tại thị xã Ngã Năm, sau đó được tiếp tục nhân rộng tại một số xã của huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên.
Gần đây nhất mô hình đã được 50 hộ hội viên, ND ở 2 xã Phú Tân và Hồ Đắc Kiện thuộc huyện Châu Thành áp dụng, và bước đầu đã mang lại kết quả rất khả quan.
Những hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện một bồn ủ khoảng 6 tấn phân” – ông Phạm Chí Nguyện – Trưởng ban Kinh tế Hội ND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Ông Lên Văn Hùng (ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện) kiểm tra bồn ủ phân của gia đình.
Lão nông Lê Văn Hùng ngụ ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện, bộc bạch: “Từ khi được bên Hội ND triển khai mô hình, tôi được hướng dẫn bài bản nên thực hiện rất hiệu quả.
Đối với phân hữu cơ ủ bằng cách này, 4 tấn phân thành phẩm (tổng chi phí khoảng 1,5 triệu đồng) có giá trị tương đương khoảng 1,5 tấn phân hóa học (khoảng 10 triệu đồng).
Như vậy khi sử dụng loại phân hữu cơ tự ủ, ND tiết kiệm hơn 8 triệu đồng”.
Ông Nguyễn Quốc Hải (ngụ cùng ấp Đắc Thế) thì chia sẻ: “Việc sử dụng phân hữu cơ tự ủ giúp nhà nông tiết kiệm được tiền bạc, cây trồng lại xanh tốt lâu hơn so với phân hóa học.
Hồi trước tui cứ nghĩ làm phải phức tạp lắm, nhưng từ khi được Hội ND hướng dẫn, ai cũng thấy dễ làm.
Mong rằng, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng để thêm nhiều nhà nông biết làm”.
Người khỏe, môi trường an toàn
Theo anh Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ tịch Hội ND xã Hồ Đắc Kiện, thông qua hướng dẫn ND thực hiện mô hình tự ủ phân hữu cơ đã tạo được thói quen tốt cho bà con.
“Phương pháp này còn giúp giảm một phần phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác của ND; tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Ngoài việc bảo vệ môi trường, việc thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học còn giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, nhà nông khỏe mà nông sản làm ra cũng an toàn hơn” – anh Lâm chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Thử – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Châu Thành cho biết thêm: “Trước khi thực hiện mô hình tại các xã, phía Hội ND và Chi cục Bảo vệ thực vật đều tổ chức tập huấn kỹ thuật quy trình ủ phân để tạo ra loại phân hữu cơ đạt yêu cầu; tuyên truyền cho bà con biết lợi ích của phân hữu cơ vi sinh tự ủ…”.
Với những lợi ích không nhỏ đem lại cho nhà nông, thời gian tới, Hội ND tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, ND nhân rộng mô hình tự ủ phân hữu cơ vi sinh.
Lợi ích của việc ủ phân hữu cơ là tận dụng được phân bò, rơm rạ, xác bã thực vật và phế phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương.
Việc sử dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân hữu cơ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số nấm bệnh độc trên cây trồng.
Sau thời gian ủ khoảng 1,5 tháng, phân hữu cơ có thể đưa ra sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

Quốc đảo Philippines từ lâu đã nổi tiếng là nơi cung cấp dừa và các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới. Một phần ba dân số của Philippines sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp dừa. Nhóm phóng viên VTC16 đã đến tìm hiểu về ngành công nghiệp đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho đất nước này.

Điểm khác nhau giữa mô hình 3 giảm, 3 tăng với các ruộng sản xuất đại trà là: sử dụng giống nguyên chủng PC6 (lúa chất lượng cao) với lượng giống 50 - 60 kg/ha, kết hợp công cụ sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ, điều tiết mật độ cây thích hợp và giảm công lao động, sử dụng phân bón vi sinh để thay thế 50% lượng phân đạm và lân, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa trong thời gian 40 ngày sau sạ

Từ bỏ công việc buôn bán, Học đăng ký thầu 5ha đất trũng thuộc khu Đầm Sung với thời gian 10 năm để thực hiện kế hoạch làm giàu.

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam

Vụ tôm sú 2011 nông dân Trà Vinh thắng lợi với hơn 7.500 ha nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh đã đạt sản lượng trên 19.500 tấn, năng suất trung bình đạt 4,16 tấn/ha đối với nuôi hình thức thâm canh.