Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.
Thanh long ruột đỏ có tên khoa học là Hylocereus polyrhizus, xuất xứ từ Colombia, được Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nghiên cứu với tên là H14. Thanh long ruột đỏ có vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng; bên trong ngoài màu đỏ thắm như son, hạt đen; có giá trị dinh dưỡng cao với chất Lycopene, là một chất chống ôxy hóa thiên nhiên, có thể chống ung thư, bệnh tim và làm giảm huyết áp. Thanh long ruột đỏ hiện đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ và là sản phẩm được chứng nhận Global GAP..., được các đối tác Mỹ, Nhật, Châu Âu tin dùng. Tuy nhiên, tính cả diện tích thanh long ruột đỏ đang được trồng ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An thì tổng diện tích chưa tới một ngàn ha.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

Từ điểm trình diễn này, sẽ là cơ sở gợi mở, giúp cho bà con nông dân ở Cà Mau có thể lựa chọn thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới phù hợp để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, gia đình góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.

Giá mía liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho người trồng mía ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… lao đao. Nghiêm trọng hơn tại nhiều địa phương, do mía đã vượt ngưỡng thu hoạch nhiều ngày nhưng không có thương lái tìm mua nên đã trổ cờ, chết khô giữa đồng.

Cục Cảnh sát Môi trường phía Nam vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TPHCM kiểm tra hộ ông Trần Minh Thạch (phường Thới An, quận 12) và hộ ông Võ Quốc Quang (huyện Hóc Môn, TPHCM), phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm được nuôi nhốt trái phép gồm: 1 sóc đen, 1 kỳ tôm, 7 gà lôi, 1 cầy gấm cực hiếm và nhiều sản phẩm ĐVHD khác như 27kg thịt gấu, chồn, dúi, heo rừng...