Khắc Phục Thiệt Hại Sau Lũ

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.
Theo thống kê của Trung tâm, khoảng 9.000 bịch nấm linh chi, 60.000 cây giống lâm nghiệp, cây hoa chuẩn bị Tết, nhiều chậu giống hoa đầu dòng bị ngập nước; hàng tấn chế phẩm vi sinh, 20 tấn nguyên liệu trồng nấm linh chi, nấm sò cũng bị ngập nước, hư hại. Ngoài ra, nước ngập xung quanh hệ thống phòng cấy mô, môi trường ẩm thấp gây nguy cơ nhiễm bệnh cho hàng trăm bình giống gốc lưu trữ các loại cây cấy mô (bạch đàn, keo lai, các loại hoa phong lan, hoa cúc, mía, chuối cao sản…). Ước tính, thiệt hại hơn 500 triệu đồng.
Hiện nay, tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm, nước vẫn chưa rút hết, Trung tâm đang huy động nhân lực để thống kê mức thiệt hại và tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả sau lũ. Ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định, cho biết: “Hầu như tất cả các giống cây cấy mô, các giống hoa phục vụ Tết và mô hình trồng nấm linh chi đều bị thiệt hại hoàn toàn. Tuy nhiên, điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là nguy cơ nhiễm và lây lan bệnh cho hàng trăm bình giống gốc cây cấy mô còn lại. Vì vậy, thiệt hại vẫn chưa thể tính hết được. Hiện tại, Trung tâm đang tiến hành rửa bùn, dọn dẹp, rải vôi khử trùng, phun thuốc phòng ngừa bệnh cho cây, sửa chữa lò hấp và các thiết bị cần thiết khác để nhanh chóng hoạt động trở lại”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Tuệ chia sẻ, với 20 lưới bát quái đặt dọc kênh mương, một ngày 2 lần cất dỡ lưới, bình quân mỗi ngày ông thu được trên dưới 10kg thủy sản các loại như cá, tôm, cua, lươn, trạch, thậm chí cả rắn và ếch cũng sa lưới. "Vào mùa động nước như mùa mưa hoặc mùa gặt thì có khi thu được cả 30 - 40 cân các loại thủy sinh là bình thường”, ông Tuệ cho hay.

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đắk D’rông đã có thu nhập cao từ việc đưa giống đậu nành DT 26 mà Trạm Khuyến nông huyện giới thiệu.

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.