Giống Lúa OM 108-200 Được Đánh Giá Cao

Trung tâm Giống Cây trồng tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân năm 2013-2014 tại Trại giống cây trồng Long Phú, huyện Long Phú. Hội thảo đã thu hút gần 500 nông dân, cán bộ kỹ thuật ở Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu…
Vụ đông xuân 2013-2014, Trại Giống cây trồng Long Phú trồng khảo nghiệm gần 60 giống lúa với diện tích trên 3ha. Sau khi được cán bộ kỹ thuật và các nhà khoa học giải đáp những thắc mắc về chu kỳ sinh trưởng, quy trình canh tác… của các loại giống lúa trồng khảo nghiệm, tham quan cánh đồng trồng khảo nghiệm, các đại biểu tham dự tiến hành bình chọn những giống lúa có năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh, có hướng canh tác thích hợp tại địa phương.
Kết quả, giống lúa OM 108-200 được nông dân đánh giá cao và được bình chọn nhiều nhất vì có tính chịu mặn, thích hợp với các vụ trong năm, kháng được bệnh đạo ôn, thối cổ bông; cứng cây, nở bụi nhanh, bông chum to, tỷ lệ hạt chắc cao… cho phẩm chất gạo trong, mềm cơm, năng suất bình quân từ 7 -9 tấn/ha. Ngoài ra, các giống OM 9582, OM 3673, OM 189, OM 7167 cũng được bình chọn nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ được thực hiện từ lâu, song việc sử dụng đèn sợi tóc với công suất 60 - 75 W tiêu thụ lượng điện rất lớn, dẫn tới chi phí đầu tư cho mỗi hecta cao, giảm tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, diện tích thanh long ngày càng tăng đã dẫn tới việc thiếu điện. Giải pháp để tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận là thay thế đèn sợi tóc 60 - 75 W bằng đèn compact 20 - 23 W chống ẩm cho thanh long ra hoa trái vụ.

Nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau) vừa kết thúc vụ thu hoạch cá đồng, giá cá ở mức cao ngay từ đầu vụ và tiếp tục tăng ở cuối vụ.

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).