Phổ Biến Biện Pháp Quản Lý Sâu Đục Trái Bưởi Ở Bến Tre

Theo thống kê, Bến Tre hiện có 718ha bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công, chiếm diện tích 24% so với diện tích bưởi đang cho trái, trong đó 3 huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất.
Mới đây, tại Hội thảo tìm biện pháp quản lý sâu đục trái bưởi, do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách tổ chức. Nhiều nhà vườn được giới thiệu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu đục trái bưởi và biện pháp quản lý trước mắt như: thu gom, tiêu hủy trái bị nhiễm sâu, tiến hành vệ sinh, bồi bùn để hạn chế nơi sâu làm nhộng, phun nước lên tán cây để hạn chế sâu đẻ trứng, bao trái, nuôi kiến vàng trong vườn… Điều kiện quyết định đến hiệu quả của biện pháp quản lý là phối hợp nhiều phương thức xử lý, áp dụng triệt để và đồng loạt trên diện rộng, xử lý thường xuyên và liên tục. Một số biện pháp khác đã được đề nghị hoặc đã có hiệu quả tại một số vườn là: sử dụng long não, bẫy đèn...
Cũng tại hội thảo, nhà vườn đã nêu một số kinh nghiệm phòng trừ sâu đục trái bưởi, cùng với cán bộ chuyên môn thảo luận, phân tích những ưu, khuyết điểm và hiệu quả của các biện pháp xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Chưa hết buồn vì năng suất niên vụ mía giảm, lỗ vốn đầu tư, nông dân xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) lại thêm phần lo lắng bởi mía đã chặt nhưng phơi khô trên ruộng do xe chở mía bị một nhóm người chặn lại, không cho vận chuyển về nhà máy.

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

Trong đó, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc gieo cấy và tiến hành tỉa giặm các ruộng bị thiệt hại. Khi lúa ra rễ trắng và lá mới cần bón thúc ngay lượng phân bón theo quy trình hướng dẫn. Thời gian tập trung chăm sóc, bón thúc cho lúa xong trong tháng 3.

Lần đầu tiên Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Vị Thủy tổ chức “Lễ hội ngày mùa” trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML), nhằm khuyến khích và tôn vinh nghề trồng lúa, đồng thời tạo sân chơi để bà con giao lưu, học hỏi.

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.