Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường

Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường
Ngày đăng: 27/11/2015

Trong chuyến công tác Phú Thọ vừa qua, phóng viên có cơ hội được tận mắt chứng kiến những gốc bí sai trĩu quả leo kín các cây bóng mát.

Anh Hà Văn Phái (thôn Lạng, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) - một chủ hộ trồng nhiều gốc bí “khổng lồ” ở giữa rừng già Xuân Sơn (Vườn quốc gia Xuân Sơn) cho biết, giống bí trên rất kỳ lạ, chỉ ưa leo cây và không bón phân mới ra quả.

Nếu ai không biết bón nhiều phân là cây sẽ không những không ra quả mà còn chết ngay.

Giống bí lạ khổng lồ cho quả nặng trên dưới 10kg

...dài 20-40 cm.

Anh Phái cho biết thêm, năm nay nhà anh trồng 4 gốc bí từ đầu năm, cho leo các cây mít, bồng bồng, bưở...

Bí lớn rất nhanh và cho nhiều quả, trung bình mỗi gốc cho trên dưới 50 quả, mỗi quả dài 20-40 cm, nặng trên dưới 10kg/quả.

“Bí cho quả ăn rất mát và ngọt, gia đình tôi không bán mà thường dùng để ăn thay rau, hoa quả.

Nhiều hôm đi làm nương về mệt, bổ bí ra ăn là hết mệt ngay” - anh Phái hồ hởi khoe.

Giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường ở xã Xuân Sơn trồng bằng cách cho leo các cây bóng mát.

Lý giải về nguồn gốc giống bí lạ khổng lồ này, bà Hà Thị Ăm (70 tuổi) cho biết:

“Không rõ bí có từ bao giờ, khi sinh ra đã thấy mọc leo các cây trong rừng và cho nhiều quả, dân bản ăn thấy mát, ngọt nên mang về trồng, đến giờ nhà ai cũng trồng nhiều”.

Ông Bàn Văn Lâm – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn cho biết: Loài bí xanh lớn này được người dân trong và ngoài xã trồng khá phổ biến, phần lớn bà con dùng để ăn thay cho rau, hoa quả chứ ít bán ra ngoài.

Các quả bí ra sai nặng trĩu các cây bóng mát.

“Dù quả rất to, dài nhưng núm rất dai, chắc không bao giờ đứt được đâu” – anh Phái chia sẻ.

Các phần như dây, ngọn, hoa bí rất giống với giống bí thường.

Do quả bí to, mỏng vỏ nên việc thu hoạch khá khó khăn, cần phải có người khỏe mới hái nổi

Bên trong quả bí khá đặc ruột, ruột trắng thơm, ăn rất ngọt.

Khi bí chín, bà con dân tộc Mường lại thu hoạch đem để gần bếp, nhằm giúp cho bí bảo quản được lâu, vừa dùng làm thức ăn hàng ngày và làm giống cho vụ sau.

Các dây bí khổng lồ leo cây bóng mát thả quả xuống bên mái nhà sàn người Mường nhìn rất đẹp mắt.


Có thể bạn quan tâm

Bài toán chất lượng cao cho cây chè Lâm Đồng Bài toán chất lượng cao cho cây chè Lâm Đồng

Từ đầu năm 2015 đến nay, Lâm Đồng có 3.620 tấn chè đen bị tồn kho, không xuất khẩu được do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức theo quy định của Đài Loan. Trong đó, đặc biệt lưu ý có 36 tấn chè đen bị nhiễm dư lượng hoạt chất Fipronil, một loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc II, không được đăng ký sử dụng trên cây chè Việt Nam. Đây có thể xem là bài toán cấp thiết nâng cao chất lượng tất cả các sản phẩm chè hiện nay ở Lâm Đồng.

13/08/2015
Chuyển đổi cây trồng ở Vạn Phú (Khánh Hòa) Chuyển đổi cây trồng ở Vạn Phú (Khánh Hòa)

Xã Vạn Phú là một trong những địa phương có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, xã có nhiều chân đất lúa chuyển đổi sang trồng cây bắp, đậu xanh, đậu phụng.

13/08/2015
Bắc Giang khắc phục hậu quả mưa lũ gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha lúa Bắc Giang khắc phục hậu quả mưa lũ gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha lúa

Hiện nay, nông dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động nguồn giống, tỉa dặm, gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha trên tổng số gần 3 nghìn ha lúa mất trắng do mưa lũ vừa qua.

13/08/2015
Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng

Hàng năm, nông dân tỉnh Bình Định sản xuất trên dưới 10.000 tấn đậu phụng, song việc canh tác đậu phụng gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá trên diện rộng của bệnh thối cổ rễ. Trong khi các biện pháp hóa học không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường, việc sử dụng chế phẩm (CP) sinh học Trichoderma đã mang lại triển vọng lớn: Tỉ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm, năng suất tăng...

13/08/2015
Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có gần 15.000 ha vườn cây lâu năm; trong đó, đa số các vườn cây có thể kết hợp để nuôi gà thả vườn. Nhằm giúp những nhà vườn trong huyện có dự định nuôi gà thả vườn nắm vững kỹ thuật nuôi, thị trường tiêu thụ; vừa qua, phòng Nông nghiệp & PTNT Kế Sách tổ chức Hội thảo về mô hình nuôi gà ta thương phẩm quy mô gia trại tại Tổ hợp tác nuôi gà Nam Hải, xã Đại Hải. Tham dự Hội thảo có gần 50 đại biểu, gồm đại diện các đoàn thể cấp huyện, các đơn vị nông nghiệp có liên quan và nông dân trong huyện.

13/08/2015