Giới Thiệu Giống Lúa Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện lúa ĐBSCL trao giống lúa HG2 cho người dân trồng thử nghiệm trong vụ Đông xuân 2012 - 2013.
Buổi hội thảo thu hút hàng chục nông dân tham gia trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận và chọn lựa giống lúa thích ứng với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, mùa vụ, cũng như thị trường tiêu thụ với các nhà khoa học trong tỉnh và Viện lúa ĐBSCL.
Sau khi tham quan thực tế ruộng lúa Thu đông được trồng khảo nghiệm với 15 loại giống chất lượng của hộ ông Trần Văn Nhường, ở ấp 3, xã Vị Đông do Viện lúa chuyển giao trước đó, đa số nông dân tham dự hội thảo đều quan tâm, chú ý đến những giống lúa có khả năng chống chịu rầy nâu, đạo ôn nhưng có phẩm chất gạo dẻo, ngon cơm như HG2, thậm chí chống chịu với vùng đất nhiễm phèn, năng suất 7 - 9 tấn/ha như OM 6L, OM 7L…
Dịp này, Viện lúa ĐBSCL đã giới thiệu và chuyển giao 18 kg lúa giống chất lượng cao gồm: OM 7L và HG 2 (OM 6161) cho bà con trồng thử nghiệm và tạo nguồn giống sản xuất cho gia đình. Nhất là chuyển giao 2 bộ giống (mỗi bộ trên 10 loại giống) với thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 95 ngày có khả năng thay thế giống IR 50404 để trồng thử nghiệm trong vụ Đông xuân tới.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…