Hà Nội đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân

Từ đầu năm 2015 đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra hạn hán, tổng lượng mưa bình quân toàn hệ thống từ tháng 1/2015 đến 31/10/2015 đạt 1.377,9 mm, thấp hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm 177,5 mm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 là 212,9 mm.
Hà Nội hiện có 95 hồ chứa nước lớn, nhỏ với tổng dung tích thiết kế trên 200 triệu m3; trong đó 29 hồ chứa nước lớn do thành phố quản lý, còn lại thuộc các quận, huyện, thị xã.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Hà Nội đến cuối tháng 10/2015, tổng lượng nước của các hồ thủy lợi chỉ đạt khoảng 60% dung tích thiết kế.
Để chủ động ứng phó hiện tượng hạn hán trong vụ Đông Xuân 2015-2016, Hà Nội đã tăng cường phòng, chống hạn hán, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đề nghị các công ty thủy lợi: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Mê Linh, Sông Tích và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai phòng, chống hạn.
Cùng với đó, các công ty thủy lợi đã xây dựng phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2015 - 2016 cho từng hệ thống công trình.
Cụ thể các công ty thủy lợi đã nạo vét các trục kênh dẫn từ đầu mối đến mặt ruộng, bể hút các trạm bơm tưới, với tổng khối lượng dự kiến 1,9 triệu m3; sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, hư hỏng các công trình thủy công.
Bên cạnh đó, các công ty chuẩn bị sẵn các vật tư, thiết bị, lắp đặt sớm các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm trên sông Đáy, sông Tích; triển khai các biện pháp trữ nước tại các hệ thống sông, các trục kênh tiêu, ao hồ đầm, khu ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông để lấy nước làm vụ Xuân năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Sự chuyển biến đó là kết quả thực hiện các quyết định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích ngư dân khai thác hải sản vùng biển xa, và hiện nay là triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản nhằm thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống ngư dân gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo. Là kết quả khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên để nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cá nước ngọt, cá lồng bè trên biển.

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.

Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…

Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.

Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.