Giải pháp nâng cao thu nhập

Trong đó, việc cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả được địa phương quan tâm thực hiện.
Những năm gần đây, chuyện người dân có thu nhập hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng nhờ trồng cây ăn trái không còn là chuyện hiếm ở xã Long Phú.
Việc chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng các loại cây ăn trái đã nhen nhóm trên địa bàn xã từ vài năm nay, nhưng từ khi Đề án 1.000 được triển khai thực hiện thì việc chuyển đổi ngày càng phát huy hiệu quả.
Ông Trần Văn Quận một trong những hộ đi đầu trong công tác cải tạo vườn tạp ở ấp Long Bình cho biết, cách đây 3 năm gia đình đã mạnh dạn bỏ tiền lên liếp, bơm sình để trồng cam.
Tuy mới thu hoạch đợt 1 trong vụ này nhưng 4 công cam xoàn 500 gốc của gia đình đã cho năng suất khoảng 1 tấn trái, bán cho thương lái với giá 22.000 đồng/kg. Nếu tính hết năng suất cam xoàn của cả vụ, gia đình ông lời hơn 50 triệu đồng.
Có thể thấy, nhờ đẩy mạnh thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả nên đến thời điểm này, toàn bộ 27 ha vườn tạp, vườn kém hiệu quả ở ấp Long Bình 1 đã được chuyển đổi cây trồng mang giá trị kinh tế cao.
Ngoài các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi da xanh thì nông dân còn chủ động kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN trên địa bàn để trồng đu đủ và bắp rau.
Theo ông Hồ Tấn Được, trưởng ấp Long Bình 1, nhờ tận dụng được hết diện tích đất, vì thế mà đời sống của người dân khu vực này ngày càng khấm khá.
Ông Trần Tuấn An, Phó Chủ tịch UBND xã Long Phú, cho biết: “Trong quá trình xây dựng NTM, địa phương đã chú trọng công tác nâng cao thu nhập của người dân. Trong đó cải tạo vườn tạp được xem là một nhiệm vụ quan trọng.
Thời gian tới xã sẽ thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi và hỗ trợ nguồn vốn vay cho người dân. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo người dân sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích SX”.
Có thể bạn quan tâm

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.