Tổng Đàn Gia Súc Giảm, Gia Cầm Tăng

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.
Các hộ chăn nuôi lợn hiện nay cũng không ổn định do chi phí thức ăn, thuốc thú y tăng cao trong khi giá bán heo thương phẩm lại thấp dẫn đến nhiều hộ lỗ vốn nên hiện nay đàn lợn chỉ phát triển ở các gia trại, trang trại nhận nuôi gia công cho Công ty cổ phần CP. Việc chăn nuôi tại hộ gia đình theo quy mô nhỏ lẻ dự báo sẽ còn giảm do nhiều hộ bỏ chuồng trống.
Riêng tổng đàn gia cầm các loại tăng 16,27% so cùng kỳ, tính đến ngày 1.10 đạt 4.915.094 con, tập trung chủ yếu ở đàn gà tăng 21,72%. Nguyên nhân do có một số doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi gà công nghiệp nên đàn gà tăng mạnh, đồng thời một số trang trại hợp đồng nuôi gia công cho các công ty nên dự báo đàn gà công nghiệp sẽ phát triển ổn định. Hiện nay đang có nhiều dự án đầu tư chăn nuôi gà lạnh theo mô hình khép kín tại huyện Dương Minh Châu, Tân Châu, Hoà Thành…
Đàn vịt giảm 13,51% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ nhằm cải thiện đời sống nên không phát triển đàn. Tại các trang trại, gia trại nuôi chủ yếu là vịt siêu thịt, vì vậy giá thịt hơi tăng mạnh, mặc dù số con hiện có giảm.
Các loại vật nuôi khác phát triển không đồng bộ, do sản xuất chăn nuôi tự phát chạy theo lợi nhuận. Hiện nay việc chăn nuôi ổn định chỉ tập trung ở các hộ nuôi rắn Long Thừa. Tuy nhiên, những tháng gần đây, giá thu mua đang có dấu hiệu giảm, do vậy người nuôi thu được lợi nhuận từ việc chăn nuôi này thấp hơn những năm trước khá nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.

Dịch bệnh trên cây màu tăng Các loại cây chuyển đổi là: mít, dừa, bưởi, cam, xoài, nhãn Ido, chôm chôm, ổi, thanh long, đu đủ…

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.

Trong nuôi hàu, việc chọn vị trí nuôi rất quan trọng, quyết định thắng lợi của việc nuôi. Vùng nuôi phải là ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn 20-30 phần nghìn, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du. Độ sâu nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng.

Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất.