Giải Pháp Hạn Chế Dịch Bệnh Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2013

Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.
Theo đó, Tổng cục Thủy sản đề nghị cơ quan chức năng địa phương kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống. Tăng cường kiểm tra chất lượng các loại chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất tôm giống, nuôi tôm đang lưu hành trên thị trường; nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh sử dụng các loại chế phẩm không đảm bảo chất lượng...
Đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP và hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả ở địa phương; tổ chức đào tạo áp dụng VietGAP, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho người dân, đặc biệt là kỹ thuật xử lý những ao đầm nuôi tôm bị dịch bệnh.
Các trại sản xuất tôm giống rà soát, hoàn thiện quy trình, điều kiện sản xuất để đảm bảo tôm giống sản xuất là tôm giống sạch bệnh không nhiễm các virus, vi khuẩn là tác nhân gây bệnh. Các cơ sở nuôi cần có ao lắng, ao xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác, luôn đảm bảo các điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng như duy trì nồng độ oxy hoà tan cao, độ mặn hợp lý và nhiệt độ nước ổn định.
Không thả nuôi ở mật độ quá dày, trong quá trình nuôi chỉ sử dụng chế phẩm sinh học và thức ăn thích hợp, đảm bảo chất lượng, không để dư thừa thức ăn trong ao tôm; Đối với ao bị dịch bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoang vùng, cách ly, không được xả nước thải, tôm chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 2012, cả nước có 100.776 ha nuôi tôm nước lợ bị dịch bệnh, chết sớm ngay ở giai đoạn 7 - 60 ngày sau thả nuôi; trong đó có tới 46.100 ha (45,7% diện tích tôm bệnh) bị hội chứng hoại tử gan tụy cấp. Hội chứng hoại tử gan tụy liên tục xảy ra ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh. Biểu hiện dễ thấy là tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo và chết hàng loạt. Thời gian bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7.
Kết quả kiểm tra về dịch bệnh hoại tử gan tụy trên tôm phát hiện dịch bệnh thường xảy ra ở những ao tôm mua giống từ những trại sản xuất giống không đủ điều kiện; nguy cơ bùng phát hoại tử gan tụy cao khi nuôi tôm ở các ao môi trường nước có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao, bị ô nhiễm hữu cơ...
Có thể bạn quan tâm

Khi những loại cây sâm dây và sâm 7 lá hoa ngày càng bị cạn kiệt ở rừng thì đề án “Mở rộng vùng trồng cây dược liệu quý” do UBND huyện Phước Sơn thực hiện được xem rất cần thiết trong việc phát triển vùng dược liệu quý. Đây sẽ là cơ hội để đồng bào vùng cao Phước Sơn thoát nghèo.

Sau khi xã Thuận (Hướng Hóa) được tỉnh Quảng Trị chọn là 1 trong 8 xã triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2010, Đảng uỷ xã Thuận đã ban hành Nghị quyết số 02 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn NTM.

Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, với diện tích đất tự nhiên trên 115.000 ha, trong đó chiếm phần lớn là đất đỏ ba dan màu mỡ, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có nhiều lợi thế để phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, sắn và các loại cây ăn quả.

Nằm phơi mình trên bãi cát dài của làng chài Mân Thái (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) là hàng trăm thuyền thúng của rất nhiều hộ sinh sống bằng nghề đánh bắt gần bờ.

Tại buổi làm việc với ngành nông nghiệp ngày 30-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương xử lý dứt điểm tình trạng giết mổ lậu, bơm nước vào heo, bò. Ngoài ra, ngành cần đẩy nhanh việc thực hiện các cánh đồng lớn trên lúa, mía, bắp, điều... và đẩy cao năng suất, chất lượng trong chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh. Ngành cũng cần làm cầu nối để liên kết doanh nghiệp với nông dân, tạo đầu ra thuận lợi cho nông sản, thực phẩm.