Giá tôm chân trắng giảm, nhà nhập khẩu EU cũng không được lợi

"Khi so sánh tỷ giá EUR/USD so với một năm trước đây, sẽ thấy một sự khác biệt khoảng 20%. Phần chênh lệch này sẽ chuyển sang giá bán hàng". Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng ngừng mua tôm do giá bán cao.
Tính đến 15/4/2015, đồng euro giảm giá so với đồng đô la Mỹ 23%, theo Bloomberg. Theo số liệu mới nhất, giá tôm chân trắng của Ấn Độ đã giảm 16,2% vào tuần 15/2015 so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tuần từ 6 - 12/4/2015, giá tôm chân trắng HOSO nguyên liệu cỡ 60 con/kg từ Andra Pradesh, Ấn Độ là 4,97 USD/kg. Giá tôm chân trắng nguyên liệu từ Thái Lan cỡ 60 con/kg cũng giảm 38% xuống còn 4,93 USD/kg.
Giá tôm chân trắng tính theo đồng đô la Mỹ giảm không có nghĩa giá bán tôm trên thị trường EU cũng giảm do chênh lệch về tỷ giá. Nếu so sánh với giá của năm ngoái thậm chí giá tôm bán ra trên thị trường hiện nay còn cao hơn.
Các nhà chế biến Anh cũng chịu tác động bởi chênh lệch tỷ giá giữa đồng bảng Anh và đồng USD. Tính đến ngày 15/4/2015, đồng bảng Anh đã giảm giá 11,2% so với USD.
Không chỉ có các nhà chế biến châu Âu mới chịu tác động của biến động tỷ giá, các nhà chế biến thủy sản của Anh cũng khó khăn tương tự khi đồng bảng giảm.
Giá tôm chân trắng chín HOSO hiện được bán tại châu Âu với giá từ 6 – 8 EUR/kg, trong đó tôm cỡ lớn có giá khoảng 8 EUR/kg, tôm cỡ nhỏ từ 5,70 – 6 EUR/kg.
Cuối năm 2012, đại dịch EMS xảy ra tại nhiều nước nuôi tôm ở châu Á khiến giá tôm tăng nhanh chóng tuy nhiên sản xuất tôm đang dần cải thiện và giá tôm cũng đang dần điều chỉnh.
Nhu cầu tôm vẫn ở mức thấp mặc dù mùa tiêu thụ sắp bắt đầu. Có rất nhiều lựa chọn khác khi giá tôm quá đắt và rõ ràng giá tôm cao đã ảnh hưởng lớn nhu cầu tiêu dùng.
Các nhà bán lẻ biết rõ tỷ giá tiền tệ tác động như thế nào nhưng họ cũng muốn mua giá tôm với mức thấp nhất có thể bởi nhiều nhà chế biến ở châu Âu cũng đang phải chịu nhiều sức ép.
Có thể bạn quan tâm

Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững, năm 2013, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã chọn con trâu là con giống hỗ trợ người nghèo. Qua gần một năm chăn thả, đàn trâu 30a đã khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, mở ra hướng giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn Sơn Tây.

Là một vùng đất toàn cát là cát, nhưng nông dân xã Đức Thạnh, Đức Minh (Mộ Đức) thu về tiền triệu mỗi tuần nhờ trồng cây cà tím. Giống cà tím “bén duyên” trên vùng đất này đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Dẫn chúng tôi đi thăm 2 sào cà đang kỳ thu hoạch, ông Võ Phúc, thôn Lương Nông Nam, xã Đức Thạnh cho biết: “Ruộng cà này thu hoạch đến nay đã hơn 1 tháng.

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, khu vực Trung Bộ đang xảy ra một đợt hạn đối với lúa và hoa màu với tổng diện tích 29.681ha.

Trong khuôn khổ hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới,” sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam.