Giá thành lúa hè thu tăng
Thời tiết không thuận lợi
Đến ngày 15/6, toàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống vụ hè thu được 214.572ha. Trong đó, diện tích lúa xuống giống là 196.000ha, vượt 6.000ha so với kế hoạch. Hiện nông dân đã thu hoạch được trên 100.000ha. Diện tích lúa hè thu còn lại hầu hết đang ở giai đoạn trổ - chín, làm đòng. Năng suất bình quân đạt khá cao 6,5 tấn/ha, trong khi năng suất bình quân vụ hè thu năm 2014 chỉ đạt 5,7 tấn/ha.
Tuy năng suất đạt cao hơn nhưng thời tiết trong vụ hè thu không thuận lợi. Trong suốt thời gian xuống giống, cây lúa phải đối mặt với thời tiết nắng nóng kéo dài. “Theo quan sát nhiều năm, thì đây là lần đầu tiên nắng nóng kéo dài đến như vậy. Trước thực trạng trên, nông dân phải đẩy mạnh khâu bơm tưới nước phục vụ sản xuất, đồng thời chi thêm các khoản khi cây bị dịch bệnh, phân bón bị tiêu hao. Đây là nguyên nhân khiến cho giá thành vụ lúa hè thu tăng thêm khoảng 200 đồng/kg” - bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thông tin.
Cụ thể, trong vụ hè thu tổng tiền phân bón phục vụ sản xuất là 5,4 triệu đồng/ha cao hơn năm ngoái gần 500.000 đồng/ha (trong đó thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho đồng ruộng là 4,5 triệu đồng, cao hơn 1,2 triệu đồng/ha). Ngoài ra, giá nhân công lao động cũng tăng khá nhiều, gần 6,5 triệu đồng/ha thay vì chỉ 5,2 triệu đồng/ha như năm ngoái. Ông Huỳnh Văn Mẫm ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cho hay: “Vụ này, do thời tiết không thuận lợi nên chi phí bỏ ra nhiều hơn năm trước. Chỉ tính riêng về tiền vật tư nông nghiệp thì mỗi công lúa chi phí cao hơn 200.000 đồng/công so với vụ hè thu năm qua. Vì thế lợi nhuận thu về chỉ đạt khoảng từ 800.000 - 1 triệu đồng/công”.
Thay thế bằng cây trồng chịu hạn
Để tránh tình trạng cây lúa đối mặt với thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất, tăng chi phí sản xuất, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh khuyến cáo trong vụ hè thu nông dân nên chuyển sang những loại cây trồng khác vừa chịu được hạn, vừa có giá trị kinh tế cao như cây mè, bắp...
Thời gian qua, huyện Hồng Ngự là một trong những địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cây mè trên trên đất lúa. Đây cũng là loại cây trồng được đánh giá ít tốn công chăm sóc, có khả năng chịu hạn tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi rộng. Ngoài ra, sản phẩm từ cây mè không những chỉ dùng trong thực phẩm mà còn được dùng trong các mục đích khác như: dược phẩm, công nghiệp. Ông Nguyễn Văn Mẫn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự nhận định, đây là sản phẩm mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Theo tính toán, mỗi công mè cho lợi nhuận cao hơn lúa là 1 triệu đồng.
Tuy nhiên trên thực tế, dù hiệu quả kinh tế từ cây mè mang lại khá cao nhưng chưa tạo được sức hút lớn đối với nông dân. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, một mặt là do tập quán canh tác, người nông dân “quen” với cây lúa nên ngại chuyển sang cây trồng khác. Điều quan trọng nhất để người dân mạnh dạn chuyển đổi là tìm được đầu ra sản phẩm. Hiện nay, nông dân chủ yếu bán mặt hàng nông sản này qua thương lái, chưa có hoặc rất ít hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. Nếu có sự đồng bộ trong liên kết từ khâu sản xuất đến thu hoạch thì sẽ là động lực quan trọng để người nông dân chuyển đổi...
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, nhiều ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định… hành nghề lưới vây đã cập cảng Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) với đầy ắp cá ngừ sọc dưa. Tuy nhiên, niềm vui của ngư dân chưa trọn vẹn bởi giá bán cá khá thấp.

Hiện tượng cá chình, bống tượng chết tập trung nhiều tại phường Tân Thành, xã Tân Thành, TP Cà Mau từ nửa tháng qua. Nhiều hộ phát hiện cá có hiện tượng bỏ ăn, tấp bờ và chết rải rác. Người dân xác định do khí độc trong ao cao nên chủ động sang ao để tiếp tục nuôi.

Trong khi XK cá tra sang các thị trường chính trong EU liên tục giảm qua các tháng, khiến tổng XK sang khối này tính đến 15/9/2014 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thì Tây Ban Nha là thị trường có triển vọng tích cực trong năm nay. Với mức tăng trưởng 10% tính đến 15/9, Tây Ban Nha đang dẫn đầu khối EU với 58 triệu USD NK cá tra từ Việt Nam.Tây Ban Nha hiện chiếm 5% tỷ trọng XK cá tra của Việt Nam.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã phối hợp đưa ra Báo cáo tổng hợp về triển vọng ngành sản xuất và thương mại thủy sản của thế giới cho đến năm 2022.

Chăn nuôi gia cầm là một ngành quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà, nhưng nhiều năm qua luôn phải chịu rủi ro về giá cả, dịch bệnh, thị trường. Tái cơ cấu sản xuất, xây dựng mối liên kết khép kín, bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đang là yêu cầu cấp bách để tạo ra thế đứng vững chắc cho ngành này.