Ðô thị trong lòng nông thôn mới

Ðến cuối quí III.2015, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.
Điểm nổi bật trong XDNTM ở xã Nhơn Phúc là ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhất là nhà ở.
Anh Nguyễn Đến, ở thôn An Thái, bộc bạch:
Nhờ XDNTM cùng với thực hiện các chính sách phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nên bà con chúng tui có điều kiện xây nhà ở ngày càng khang trang, hiện đại.
Dọc theo 2 tuyến tỉnh lộ 636B và 639B (đường phía Tây tỉnh) qua địa phận xã và khu trung tâm xã, chợ An Thái, nhà lầu, nhà mái bằng mọc lên san sát, mang dáng dấp đô thị trong lòng nông thôn; đêm về ánh sáng điện đường lung linh không khác gì phố thị.
Theo ông Võ Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc, địa phương đã xóa hoàn toàn nhà ở dột nát, xây dựng và tặng 17 căn nhà tình thương cho hộ nghèo với số tiền 814 triệu đồng (ngân sách thị xã 425 triệu đồng, nhân dân đóng góp 312 triệu đồng và 64 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội).
Toàn xã có 2.710 ngôi nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng, đạt 96%.
Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm được chú trọng.
Xã đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo nghề của Hội Nông dân tỉnh mở 4 lớp đào tạo nghề chăn nuôi, may, điện dân dụng, trồng trọt, thu hút 250 học viên là nông dân tham gia.
Ban quản lý Dự án Sinh kế nông thôn bền vững đã tài trợ 400 triệu đồng để tập huấn, đào tạo chuyển giao KHKT cho 2 nhóm đồng sở thích chăn nuôi bò thịt gồm 60 hộ nông dân.
Đến nay, 2 nhóm đã xuất bán 240 con bò thịt, lãi 650 triệu đồng.
Xã cũng hỗ trợ 50% lãi suất (527 triệu đồng) để 810 hộ nông dân vay 16,2 tỉ đồng mua 1.210 con bò nuôi vỗ béo, kết quả bán thu lãi hơn 4 tỉ đồng.
Địa phương cũng đã tạo việc làm cho 6.811 lao động, chiếm gần 93% số lao động ở nông thôn với các ngành nghề truyền thống xây dựng, thương mại, dịch vụ, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên gần 27 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 4,8%.
Vận dụng Quyết định số 18 của UBND tỉnh về cơ chế đầu tư đặc thù đối với công trình thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020, trên cơ sở xác định XDNTM phải do cộng đồng dân cư và người dân làm chủ, huy động nội lực là chính, cùng với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước, xã Nhơn Phúc vận dụng phương châm :
“Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm nhà nước hỗ trợ; dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng lợi” đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư XDNTM trên 53 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 6 tỉ đồng và 867 hộ hiến 26.622 m2 đất xây dựng 56 tuyến đường nông thôn, 6 nhà văn hóa thôn, góp phần hoàn thành các tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thủy lợi.
Ông Võ Minh Hoàng cho biết thêm, xã đã hoàn tất báo cáo trình UBND thị xã và Văn phòng Điều phối NTM của tỉnh kiểm tra, phúc tra, trình UBND tỉnh công nhận xã Nhơn Phúc đạt chuẩn NTM.
Thời gian đến, địa phương sẽ nỗ lực giữ vững các tiêu chí đạt được, và tiếp tục nâng cao các tiêu chí thủy lợi, giao thông, môi trường, hộ nghèo, thu nhập.
Đặc biệt, xã đề nghị ngành chức năng hỗ trợ việc dồn điền, đổi thửa vì ruộng đất ở địa phương còn manh mún, khó xây dựng cánh đồng mẫu lớn, việc chuyển giao KHKT vào đồng ruộng gặp nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…