Giá Tăng, Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Hồi Phục

Sau thời gian rớt giá và tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của tin đồn thất thiệt, mấy ngày gần đây, giá cá điêu hồng thương phẩm nuôi lồng bè ở Tiền Giang bất ngờ tăng trở lại và khan hiếm hàng, khiến người nuôi rất phấn khởi bởi không còn chịu cảnh thua lỗ dẫn đến treo bè như trước.
Đây là tín hiệu vui cho nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở Tiền Giang, đồng thời cứu cho người nuôi thoát khỏi nguy cơ phải bỏ nghề như trước.
Ông Nguyễn Công Chánh có năm lồng bè nuôi cá ở Cồn Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang cho biết vài ngày gần đây, giá cá đảo chiều tăng mạnh trở lại, thương lái đến tận bè để tìm mua cá.
Hiện thương lái đặt hàng thu mua cá điêu hồng thương phẩm ở mức 29.500 - 30.000 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng trước.
Theo các chủ bè cá, sở dĩ giá cá điêu hồng tăng trở lại là do sản lượng cá cung cấp cho thị trường khá khan hiếm, nhiều bè cá trước đó thua lỗ phải “treo bè,” số lượng bè thả nuôi cá còn lại rất ít.
Theo dự đoán của các hộ nuôi, giá cá sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới, bởi các chợ đầu mối ở Thành phố Hồ Chí Minh đang “ăn hàng” rất lớn.
Dù giá đang tăng từng ngày, nhưng nhiều chủ bè không vội bán, mà có tư tưởng neo cá lại để hy vọng bán được giá cao bù lại vụ nuôi cá thua lỗ nặng trước đó.
Theo các chủ bè cá, do chi phí đầu vào như giá thức ăn, con giống đều tăng, nên mức giá như trên người nuôi cũng chỉ hòa vốn chứ không có lãi. Dù vậy, thông tin giá cá điêu hồng tăng đã tiếp thêm sức cho nghề nuôi cá bè ở khu vực Thới Sơn hồi phục, sau thời gian điêu đứng do thua lỗ kéo dài.
Hiện một số chủ bè cá ở Tiền Giang bắt đầu tìm mua con giống chất lượng để tái đầu tư nuôi, dù giá cá giống cũng rục rịch tăng theo nhu cầu thả nuôi của người dân.
Tiền Giang với làng cá bè trên sông Tiền có quy mô trên 1.500 bè, chủ yếu nuôi cá điêu hồng với sản lượng mỗi năm khoảng 150.000 tấn cung ứng cho thị trường trong, ngoài tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.

Chúng gây hại trên dừa bằng cách đẻ trứng vào cuống quả. Ấu trùng nở ra là bắt đầu xâm nhập vào trái dừa từ khi còn non, làm rụng trái hoặc làm méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm. Sâu đục trái dừa cũng bắt đầu tấn công khi trái dừa còn non.