Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh

Mô hình luân canh tôm lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đã và đang phát huy hiệu quả không chỉ đối với tôm sú mà còn cả tôm càng xanh. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện có khoảng 2.000 ha diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, tăng gần 1.000 ha so với vụ mùa trước.
Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.
Bà con nông dân ở đây cho biết: Để nuôi tôm càng xanh thành công thì phải diệt hết cá tạp và làm tốt khâu rửa mặn, sao cho độ mặn giảm còn khoảng 3%o để tôm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm tôm sạch, lúa sạch, nuôi tôm càng xanh bắt buộc người dân không được sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ làm chết tôm. Việc trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh còn làm hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nắm thời cơ cùng với quyết tâm vượt khó, anh Đào Văn Tạ mỗi năm, trang trại tổng hợp cho gia đình anh lãi gần 1 tỷ đồng.

Những ngày gần đây, tại ấp Phước Lợi B, xã Phước Hậu, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nhiều bà con nông dân đã đua nhau trồng cây lan bạch trinh biển

Không chỉ trồng thành công 3ha chè giống mới theo quy trình VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao, anh Thắng còn tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương

Nhãn xuồng cơm vàng dễ trồng, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc. Hiện vườn nhãn nhà bà Thủy có khoảng 200 gốc cho trái, với năng suất gần 1 tấn/công.

Ông Tuyển nhận thấy giống nhãn Hương Chi có nhiều ưu điểm lại khá phù hợp với thổ nhưỡng nhà mình. Chỉ sau 3 năm chăm sóc đúng kỹ thuật, nhãn đã cho thu hoạch