Gia Lai tập trung đối phó với bệnh trắng lá mía

Hộ ông Tống Mạnh Dũng (thôn Bình Trung 2, xã Chư Răng, huyện Ia Pa) có 3 ha mía lưu gốc năm 1. Vào khoảng tháng 4-2015, ông Dũng phát hiện rất nhiều gốc mía bị bệnh trắng lá. “Lúc đầu chỉ ít cây bị bệnh, gia đình tôi nhổ bỏ và xử lý gốc để ngăn bệnh lây lan sang các cây lân cận. Tuy nhiên chỉ thời gian sau, hầu hết số mía trên ruộng đều bị nhiễm. Vụ mía này coi như mất trắng mà không còn cách nào cứu được”-ông Dũng cho biết. Hiện nay, ruộng mía nhà ông bị nhiễm bệnh trắng lá với tỷ lệ hại trên 80%. Ở mức độ này, ngành chức năng khuyến cáo và buộc ông Dũng phải cày bỏ toàn bộ 3 ha mía và chuyển qua canh tác loại cây trồng khác. Hiện tại, ông Dũng đã tiến hành phun thuốc lưu dẫn và chuẩn bị phá bỏ hoàn toàn diện tích mía trên theo khuyến cáo của ngành chức năng.
Cũng ở thôn Bình Trung 2 còn có hộ ông Tống Đức Hải cũng chịu thiệt hại nặng bởi bệnh trắng lá mía. Vụ mía năm nay, ông Hải có 3,2 ha mía lưu gốc năm 1 bị bệnh trắng lá mía tấn công và gây hại với tỷ lệ trên 60%. Hay hộ bà Ngô Thị Tâm ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) cũng bị bệnh trắng lá mía 1,2 ha (mía lưu gốc năm 1) với tỷ lệ hại 60%... “Hầu hết số diện tích mía bị nhiễm bệnh đều là mía lưu gốc năm 1. Với những hộ có ruộng mía nhiễm bệnh với tỷ lệ hại cao như trên, chúng tôi khuyến cáo nông dân cày bỏ để ngăn chặn bệnh lây lan sang diện tích khác. Đến thời điểm hiện tại đã có tới 102,5 ha mía ở 4 xã: Kim Tân, Pờ Tó, Ia Ma Rơn và Ia Kdăm phải phá bỏ do có tỷ lệ nhiễm bệnh trắng lá cao 30 - 95%”-bà Nguyễn Thị Hường-Trạm trưởng Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Ia Pa, cho biết.
Xử lý bệnh bằng phương pháp thủ công
Thống kê đến thời điểm cuối tháng 6, bệnh trắng lá mía đã gây hại trên diện tích 677,37 ha mía tại 3 huyện thuộc phía Đông Nam tỉnh là Ia Pa, Ayun Pa và Phú Thiện, trong đó nhiều nhất là huyện Ia Pa với 615,6 ha. “Dấu hiệu nhận biết dễ nhất là các lá đổi qua màu trắng thay vì màu xanh do mất diệp lục, thân cây lùn và mọc nhiều chồi. Cây mía nhiễm bệnh trắng lá sẽ chết từ từ sau 7 ngày phát bệnh. Một điều gây khó khăn cho việc đối phó với bệnh trắng lá mía là bệnh có thể lây lan qua đường gió, nước, dụng cụ lao động sử dụng tại nơi nhiễm bệnh chưa qua xử lý…”-bà Hường cho biết thêm.
Thời tiết mưa nắng thất thường, đi kèm nền nhiệt độ tương đối cao là điều kiện thuận lợi để bệnh lây lan và phát triển. Tuy nhiên, là loại bệnh chưa có thuốc đặc trị nên cách duy nhất để đối phó là xử lý, tiêu hủy thủ công để diệt mầm gây bệnh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Trạm trưởng phụ trách Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Phú Thiện, chia sẻ thêm: “Bệnh này có thể phòng bằng cách xử lý sạch mầm bệnh trên hom giống trong giai đoạn xuống giống. Còn hiện nay, trắng lá mía là loại bệnh chưa có thuốc điều trị nên mới chỉ áp dụng phương pháp phổ biến là loại trừ, tiêu hủy thủ công đối với cây mía và xử lý đất tại nơi nhiễm bệnh”.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.

Với 560/580 ha cho thu hoạch, sản lượng nhãn toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) năm nay ước đạt hơn 2 nghìn tấn, tương đương năm ngoái, tập trung ở các xã: Đan Hội, Cẩm Lý, Huyền Sơn, Lục Sơn.