Chuyện làm giàu của tỷ phú lò ấp

Năm 1978, cũng như nhiều bạn bè trang lứa, cậu thanh niên Nguyễn Ngọc Bá lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi, tham gia chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây – Nam và mặt trận giải phóng Camphuchia. Đến năm 1982, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Nguyễn Ngọc Bá xuất ngũ trở về quê hương lập nghiệp với hai bàn tay trắng.
Quảng Lưu - quê hương của chiến khu Trung Thuần - người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chỉ mong đủ ăn, chưa ai nghĩ đến việc làm giàu trên vùng đất đồi cằn cỗi và heo hút này. Nhưng với người cựu binh Nguyễn Ngọc Bá, khát vọng vươn lên không cam chịu đói nghèo luôn thôi thúc ông tìm hướng làm giàu.
Sau thời gian xuất ngũ, ông vừa chăm chỉ làm việc vừa chịu khó tích lũy kinh nghiệm sản xuất. Đến giữa những năm 90 của thế kỷ trước, ông bắt đầu hùn vốn chuyển sang buôn nông sản. Nói là đi buôn nhưng hễ thấy mô hình kinh tế nào phát triển có hiệu quả thì ông Bá đều lân la học hỏi kinh nghiệm. Ông Bá chia sẻ: “Cả đời mình lớn lên sau lũy tre làng, hết đi bộ đội lại trở về làng, không đi răng biết được cái hay của thiên hạ để học và làm theo”.
Cũng chính thời gian lăn lộn này đã giúp ông Bá tìm hiểu được nhiều mô hình hay và tích lũy được một ít vốn. Nhận thấy mô hình lò ấp trứng gà có triển vọng, phù hợp với địa phương mình, ông Bá đi khắp các lò ấp đã có thương hiệu phía Bắc để “tầm sư học đạo”. Năm 2005, khi đã nắm vững kỹ thuật lò ấp, ông Bá dốc vốn liếng bấy lâu nay tích cóp được đầu tư xây dựng lò ấp ngay tại nhà. Ban đầu với quy mô nhỏ, mỗi đợt chỉ chừng 100 con cung cấp cho bà con quanh vùng.
Nhắc lại những ngày đầu lập nghiệp, ông Bá cũng không nhớ rõ bao nhiêu lần ôm lò ấp khóc vì thất bại, gà không nở, nhưng với phẩm chất người lính Cụ Hồ, quyết không nản khi gặp khó khăn ông tiếp tục làm lại từ đầu. Dần dần, thương hiệu “lò ấp ông Bá” được mở rộng, ông xuất bán khắp huyện rồi khắp tỉnh. Hiện tại mô hình lò ấp trứng của ông với công suất gần 4 vạn con mỗi đợt. Ông cho biết, nhờ làm chủ được kỹ thuật nên tỷ lệ nở luôn đạt gần 100%, trung bình mỗi tháng lò ấp xuất bán được khoảng 2 vạn gà con, giá thấp nhất 12.000/con. Mỗi năm nếu không có nhiều rủi ro, sau khi trừ chi phí ông thu về từ 400 - 500 triệu đồng.
Thấy mô hình lò ấp của ông Bá “ăn nên làm ra”, nhiều hộ gia đình trong vùng cũng tìm đến học hỏi kinh nghiệm để áp dụng. Ông Bá chẳng hề kiêng dè, nhiệt tình hướng dẫn bà con mọi kỹ thuật mình có được. Nhưng hầu hết bà con quanh vùng đều không thể phát triển được bằng quy mô lò ấp của ông Bá được bởi đầu ra ngày càng thu hẹp, hơn nữa thương hiệu lò ấp của ông Bá đã xây dựng được niềm tin từ người nuôi. Làm nghề này kỳ thực không dễ chút nào, nếu không chịu khó, nắm vững được kỹ thuật lò ấp thì cụt vốn như chơi, ông Bá cho biết.
Một trong những lý do khiến lò ấp của ông Bá được ưa chuộng không chỉ ở chất lượng gà giống cao, tỷ lệ sống gần như đạt 100%, mà bởi ông còn là một chuyên gia trị các bệnh về gia cầm. Ông Bá chia sẻ, mỗi lần người nuôi có gà bị nhiễm bệnh, chỉ cần điện thoại miêu tả triệu chứng là tui biết gà bị bệnh gì và kê thuốc để họ cho gà uống là khỏi bệnh. Cũng chẳng cần biết họ có mua gà giống của mình không, nhưng hễ ai cần giúp thì mình giúp. Nhiều lúc mình còn đến tận trại gà của khách để hướng dẫn họ tiêm phòng cho gà.
Chính nhờ uy tín và sự nhiệt tình nên gà giống của ông Bá luôn được người nuôi tin tưởng, chọn mua. Bây giờ khách hàng của “lò ấp ông Bá” ra đến Hà Tĩnh vào đến Quảng Trị. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi giờ đây mỗi năm ông Bá thu về lãi ròng hàng trăm triệu đồng, con cái cũng đã lớn khôn có của ăn của để, nhưng ý chí làm giàu của người cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá vẫn luôn cháy bỏng. Ông đang dự định thuê đất mở rộng quy mô lò ấp và đang nuôi thử nghiệm giống gà quý Đông Cảo để xuất bán trên thị trường toàn tỉnh.
Ông luôn tâm niệm: “Bản thân mình trưởng thành từ quân ngũ, là người lính Cụ Hồ sao lại dễ dàng hài lòng với chính mình được, phải không ngừng lao động, không ngừng vươn lên để góp phần dựng xây quê hương...”
Có thể bạn quan tâm

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.