Giá Gạo Japonica Cao Gấp 3 Lần So Với Gạo Thông Thường

Sáng 5/5, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sịa 1 (huyện Quảng Điền), Trường đại học Nông lâm Huế tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình khảo nghiệm giống lúa lai Japonica (tên gọi khác là “Huế số 1”) có nguồn gốc từ Nhật Bản (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên).
Mô hình được thực hiện trong vụ đông xuân 2013-2014 với diện tích 11 sào. Qua kiểm tra, đánh giá, giống lúa Japonica có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống đối chứng (TH5) và nhiều giống thông thường. Thời gian sinh trưởng ngắn chỉ khoảng 87 ngày (vụ đông xuân) và 83 ngày (vụ hè thu); khó đổ ngã, ít sâu bệnh, chống chịu rất tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt... Giá gạo Japonica có thể cao gấp 3 lần so với các loại gạo thông thường.
Công ty CP Canh nông hữu cơ Việt Nam cho biết, sắp đến đơn vị sẽ mở rộng quy mô sản xuất cánh đồng mẫu với giống lúa Japonica, đồng thời thu mua toàn bộ lúa gạo Japonica của bà con nông dân để xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).

Khoảng hai năm trở lại đây nhiều nông dân Cà Mau ồ ạt đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi cá sấu. Nhưng giấc mơ đổi đời đã thất bại, sau một thời gian nuôi, cá sấu bị chết hàng loạt hoặc tắc đầu ra khiến họ trắng tay.

Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.

Mỗi khi mùa mưa bão về, các ngư dân huyện đảo Phú Quý phải “di dời” cá mú lồng bè tránh bão. Để đối phó, ngư dân Dương Thanh Phong – xã Long Hải (Bình Thuận) đã có ý tưởng xây ao chắn quanh bờ biển để nuôi trồng hải sản. Không những tiết kiệm đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn giúp ngư dân yên tâm vào mùa mưa bão.