Đắk Lắk trồng tiêu ồ ạt, không đảm bảo tính bền vững

Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 16.000 ha hồ tiêu, sản lượng gần 25.000 tấn, tập trung ở các huyện Ea Hleo, Chư Quynh, Krông Năng, Ea Kar. Với giá tiêu hạt ổn định ở mức cao, trên 150.000 đồng/kg, việc trồng tiêu tại tỉnh vẫn đang tăng ồ ạt, nhưng không đảm bảo tính bền vững. Quá trình chọn giống, cách trồng, chăm sóc chưa hợp lý, nên các loại sâu bệnh hại trên cây tiêu phát triển mạnh khiến cho nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Chỉ trong năm 2014, toàn tỉnh đã có 1.300 ha tiêu bị bệnh vàng lá và các bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn đối với người trồng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu những bất cập trong việc phát triển cây tiêu hiện nay; cán bộ nông nghiệp ở các huyện đi đầu về trồng tiêu như Chư Quynh, Ea Kar cũng chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp của địa phương trong quá trình phát triển cây tiêu theo hướng bên vững, đó là sử dụng các loại cây sống làm trụ tiêu; đào mương trong vườn để tăng độ thoáng cho đất trong mùa mưa, giảm nguy cơ bệnh hại.
Ông Y Ghi Niê, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Lắk cho biết, trên cơ sở các kết quả từ hội thảo này, đơn vị sẽ tham mưu cho tỉnh về kế hoạch định hướng phát triển cây hồ tiêu trong thời gian tới. Trồng tiêu cố gắng chọn giống tiêu thật chất lượng; chăm sóc giảm bớt lượng phân hóa học...
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa thu đông năm nay, toàn huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) xuống giống trên 9.000 ha, năng suất đạt khá cao, từ 5,7-6 tấn/ha. Diện tích hơn 380 ha ngoài vùng quy hoạch cũng đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt mức 5,7-5,9 tấn/ha. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch được khoảng 6.000ha diện tích lúa thu đông, các diện tích còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng 10, tổng năng suất dự kiến đạt mức hơn 46.000 tấn.

Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.

Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.