Giá Cà-Phê Ở Tây Nguyên Giảm Mạnh

Giá cà-phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên đột ngột giảm mạnh, hiện còn 38.300 - 38.500 đồng/kg, giảm tới 1.500 đồng/kg so với cuối tháng 5. Với mức giá như hiện nay, giá cà-phê nhân xô ở Tây Nguyên đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2013 đến nay.
Bà Nguyễn Thị Hằng, chủ một đại lý thu mua cà-phê ở thị xã Gia Nghĩa cho biết: Nguyên nhân giá cà-phê nhân xô trong nuớc giảm mạnh là do giá cà-phê trên thị trường thế giới giảm mạnh kéo giá cà-phê trong nước giảm theo. Cụ thể, tại thị trường Luân Đôn, trong phiên giao dịch tối 12-6, giá cà-phê robusta các kỳ hạn tiếp tục giảm phiên thứ 4. Theo đó, giá giao tháng 7 giảm 51 USD xuống 1.747 USD/tấn. Giá cà-phê robusta sáng nay giao tại cảng TP Hồ Chí Minh cũng đã giảm mạnh tới 75 USD/tấn, còn 1.807 USD/tấn.
Giá cà-phê giảm mạnh khiến cho thị trường mua, bán trên địa bàn tỉnh Đác Nông cũng như các tỉnh Tây Nguyên hôm nay khá trầm lắng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê lo lắng không mua đủ sản lượng cung cấp cho các đối tác nước ngoài đúng như hợp đồng đã ký kết.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28.11, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 11.2014 ước đạt 293 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 3,03 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.

Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.

Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.