Bạc Liêu Đầu Tư Hạ Thế Lưới Điện 3 Pha Người Nuôi Tôm Phấn Khởi

Việc đầu tư lưới điện 3 pha phục vụ sản xuất, nhất là trong nuôi trồng thủy sản, sẽ giúp người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu giảm bớt chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Qua đó, góp phần thúc đẩy mô hình nuôi tôm công nghiệp ngày càng phát triển.
Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.
Trước nhu cầu trên, tỉnh đã tiến hành khảo sát ở những địa phương có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn như: TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải… để đầu tư nâng cấp, hạ thế lưới điện 3 pha phục vụ sản xuất. Đồng thời cho những hộ nuôi tôm công nghiệp với diện tích lớn được đăng ký áp giá điện. Từ khi dự án đầu tư lưới điện 3 pha được triển khai, người nuôi tôm trong vùng quy hoạch rất phấn khởi.
Anh Nguyễn Văn Tự (ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) bày tỏ: “Từ khi có điện 3 pha phục vụ sản xuất, điện áp rất ổn định, không còn cảnh mất điện cục bộ như trước. Nhờ vậy mà tôm nuôi cũng phát triển nhanh hơn. Còn về tiền điện, trước đây gia đình tôi đóng gần 20 triệu đồng/tháng, nhưng nay chỉ đóng từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Từ đó, tôi có thêm một khoản chi phí để mua trang thiết bị phục vụ việc nuôi tôm”.
Để giúp người nuôi tôm trong tỉnh giảm bớt chi phí tiền điện cũng như hạn chế việc sử dụng điện sinh hoạt đưa vào sản xuất, thời gian tới, ngành chức năng cần tiếp tục đầu tư thêm nhiều tuyến hạ thế lưới điện 3 pha. Bởi, vẫn còn nhiều nơi, người dân đang mong chờ được sử dụng điện 3 pha để sản xuất, kinh doanh.
Nguồn bài viết: http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1837F1/Dau_tu_ha_the_luoi_dien_3_pha_Nguoi_nuoi_tom_phan_khoi.aspx
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Hai, ở ấp Bình An, xã Long Bình được xem là người trồng bưởi da xanh đầu tiên trong huyện. Nhờ biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên chỉ với 200 gốc bưởi da xanh cho trái năm 2012, đã mang về cho gia đình ông khoản lợi nhuận 120 triệu đồng từ 4 công bưởi.

Từ đầu tháng 7/2013 tới nay, việc tiêu thụ nông sản của nông dân tại các địa bàn trong tỉnh đã có chiều hướng tăng nhanh so với các tháng đầu năm. Riêng tháng 7 vừa qua, lượng nông sản được kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật để vận chuyển nội địa và xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) thực hiện đã gồm 185,4 tấn rau thương phẩm (tăng 72 tấn so cùng kỳ), 387.380 cành hoa (tăng 59.880 cành so cùng kỳ), 14.113 con heo, 92 con trâu bò, 37.598 con gia cầm và trên 2,6 triệu quả trứng.

Hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thời gian qua xã Xuân Phú (Xuân Trường) đã chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong trồng trọt, khuyến khích phát triển chăn nuôi.

Nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải) đang vào thu hoạch lúa vụ hè-thu, với năng suất bình quân ước đạt 6,5 tạ/sào, cá biệt một số hộ có năng suất đạt 7 đến 7,5 tạ/sào. Với giá lúa tươi hiện nay 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 2 triệu đồng/sào.

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.