Giá Cá Lóc Tăng, Nông Dân Có Lợi Nhuận Từ 8.000 - 10.000 Đồng/kg

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.
Tuy giá cá lóc tăng, nhưng ở vụ nuôi năm 2014, diện tích nuôi cá lóc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung, huyện Trà Cú nói riêng bị giảm mạnh. Theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú: Hiện nay toàn huyện có 1.120 hộ thả nuôi trên diện tích khoảng 160ha, với gần 56 triệu con giống (có 380 hộ “treo ao” với diện tích 55ha), đã thu hoạch được gần 20.000 tấn, đạt trên 100% kế hoạch năm. Tuy số hộ nuôi có lợi nhuận cao không nhiều, song hộ bị lỗ thì rất ít. Đây là dấu hiệu đáng mừng về môi trường, kỹ thuật...
Anh Tăng Minh Hạnh, ngụ ấp Mé Rạch B, xã Đại An, huyện Trà Cú phấn khởi: Anh là một trong những hộ nuôi cá lóc ở đây nhiều năm qua, lúc đầu anh Hạnh chỉ nuôi 01 ao cá lóc, những năm đầu có lợi nhuận, do cá có giá, tuy nhiên, những năm qua, năm nào nuôi cũng bị lỗ.
Không nản chí, năm nay anh Hạnh nuôi 02 ao, khoảng 40.000 con giống, hiện nay giá cá đang tăng mạnh, anh Hạnh hy vọng vụ này sẽ có lợi nhuận cao. Ông Tăng Thương, ngụ ấp Bến Tranh, xã Định An, huyện Trà Cú, vụ này, ông nuôi 05 ao, diện tích gần 3.000m2, ông vừa bán được 28 tấn cá, với giá 42.000 đồng/kg, lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Tuy giá cá lóc nguyên liệu tăng, nhưng cơ quan chuyên môn vẫn khuyến cáo nông dân nên tuân thủ mật độ nuôi, lịch thời vụ, môi trường nước… không vì giá mà phát triển nuôi ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu kiểm tra, kiểm soát ao hồ, dẫn đến thua lỗ...
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, việc quản lý dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi còn nhiều tồn tại, bất cập, các loại dịch bệnh nguy hiểm diễn biến phức tạp làm tăng chi phí và tâm lý lo ngại cho người chăn nuôi, người tiêu dùng thực phẩm.

Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 450ha mía bị nhiễm dịch hại, tăng gần 20ha so với tuần trước, chủ yếu: sâu đục thân, rầy đầu vàng, rệp sáp, chuột... phân bố ở 3 đơn vị là thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở Khu phố 5 và Khu phố 6 (phường IV, thành phố Tây Ninh) tận dụng khoảng trống ít ỏi trước hoặc bên hông nhà để trồng nha đam Thái (Lô hội) bán cho thương lái, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Năm nay, tỉnh Thái Nguyên sẽ trợ giá giống chè với số tiền gần 6,65 tỷ đồng cho các hộ trồng chè ở 9/9 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn. Các giống chè được hỗ trợ giá là LDP1 và Kim tuyên. Với giá 735 đồng/cây chè giống LDP1 và 755 đồng/cây chè giống Kim tuyên, các hộ dân sẽ được hỗ trợ 50% giá giống/cây.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nhiều giống cây dược liệu quý hiếm như nấm lim xanh, ba kích... đang dần mai một do người dân chưa quan tâm bảo tồn, phát triển. Để khôi phục nguồn gen quý này, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, cây giống, đồng thời mở lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hướng dẫn nhân giống cho người dân về loại cây dược liệu quí hiếm.