Quản lý dịch bệnh còn nhiều bất cập

Một số địa phương vài năm không xảy ra dịch nên người dân chăn nuôi lơ là không tiêm phòng cúm gia cầm, không quan tâm đăng ký chăn nuôi, đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện chăn nuôi kém. Trong 6 tháng đầu năm đã phát hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm Long Mỹ (Mang Thít), Hòa Lộc (Tam Bình). Các loại dịch bệnh khác xảy ra lẻ tẻ, được điều trị không gây thiệt hại lớn.
Số kiểm dịch trên gia cầm giảm do các công ty kéo dãn thời gian thả nuôi gia công trong các tháng đầu năm. Kiểm dịch đối với thịt gia súc, gia cầm tăng do nhu cầu thị trường, chủ yếu là xuất đi Cần Thơ. Kiểm dịch thủy sản giảm do nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ dân đã treo ao, các công ty thu hẹp quy mô nuôi dẫn đến sản lượng cá giống lưu thông giảm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống không đăng ký kiểm dịch khi vận chuyển.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với giá tôm hùm thương phẩm giảm mạnh, từ đầu năm đến nay, ở các vùng nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên), tôm hùm chết do dịch bệnh chiếm tỷ lệ cao đã gây nhiều thiệt hại cho người nuôi.

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, năm 2015, cà phê sẽ lại mất mùa, sản lượng sẽ giảm khoảng 15% so với niên vụ 2014 và là năm mất mùa thứ 2 liên tiếp.

Năm nay, năng suất, sản lượng chanh của Nghệ An chỉ đạt khoảng 70-80% so với dự kiến. Đã mất mùa, giá chanh lại rớt thê thảm, khiến người trồng chanh lao đao.

Cây mắc ca được nhiều người ca ngợi bằng những mỹ từ như “cây tiền tỉ”, “nữ hoàng mắc ca”, “hoàng hậu quả khô” vì vậy nhiều người dân ở huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đua nhau trồng loại cây này.

Trong bối cảnh nghề nuôi tôm nước lợ lao đao vì dịch bệnh hoành hành, vẫn xuất hiện vài điểm sáng trên địa bàn tỉnh. Nhiều nông dân đã biết “lách” qua cửa ải dịch bệnh bằng cách chuẩn bị kỹ càng ở các khâu trong quá trình nuôi và có được những vụ thành công.