Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển cây dược liệu quý dưới tán rừng Sơn Động (Bắc Giang)

Phát triển cây dược liệu quý dưới tán rừng Sơn Động (Bắc Giang)
Ngày đăng: 18/07/2015

Gia đình anh Chu Văn Huy, thôn Đồng Chu, xã Yên Định có hơn 2 sào đất đồi, trước đây chỉ trồng cây ăn quả, cây keo.... Sau khi tham gia lớp tập huấn về chăm sóc phát triển giống cây dược liệu ba kích tím dưới tán rừng, anh đã trồng xen khoảng 300 cây ba kích tím. Qua hai năm chăm sóc, cây phát triển tốt và đã cho rễ củ. Hiện trung bình mỗi bộ rễ nặng trên dưới 2kg, ước tính với giá bán khoảng 200 nghìn đồng/kg, gia đình anh thu được vài trăm triệu đồng.

Được biết, thời điểm năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã xây dựng mô hình ươm giống cây ba kích tại 15 gia đình ở xã Yên Định, huyện Sơn Động với số lượng hơn 10 nghìn cây, bước đầu cho kết quả khả quan. Nhận thấy sự phát triển thuận lợi của cây ba kích, năm 2015 huyện Sơn Động tiếp tục đưa cây ba kích tím trồng dưới tán rừng, tán cây ăn quả với tổng diện tích hơn 51 ha, mở ra hướng đi mới cho bà con nơi đây phát triển kinh tế rừng.

Có thể nói, trong các mô hình trồng cây dược liệu được triển khai ở Sơn Động còn có cây nấm linh chi. Đây là giống nấm có công dụng chữa bệnh tốt, giá bán trên thị trường khoảng 1 triệu đồng/kg nấm khô. Loài dược liệu quý này hiện đang được nhiều gia đình trên địa bàn huyện trồng với số lượng lớn như hộ ông Nông Văn Rót, thôn Han 2, xã An Lập trồng một nghìn bịch nấm linh chi. "Đây là loại nấm đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá trình trồng và chăm sóc. Vừa qua gia đình tôi đã thu được hơn 100 triệu đồng từ bán nấm", ông Rót chia sẻ.

Hiện nấm linh chi thành phẩm của gia đình ông Rót vừa cho thu hoạch lứa thứ 2 và đang tiếp tục cho thu hoạch lứa tiếp theo. Với kiến thức học được từ những lớp tập huấn, ông đã trồng thử nghiệm nấm linh chi trên thân cây keo cho hiệu quả cao hơn so với cách trồng thông thường sử dụng nguyên liệu mùn cưa.

Theo ông Rót, để làm một bịch nấm cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu như mùn cưa, ngô nghiền, cám… mỗi bầu chỉ cho thu 2 lứa/năm, sau một năm phải làm bầu mới. Tuy nhiên, nếu chúng được trồng trên thân keo sinh trưởng rất tốt. Trung bình mỗi bịch nấm cho thu hoạch 4 lứa/năm, cánh nấm to, dầy hơn và chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, sau hai năm mới phải làm lại bầu.

Ông Nông Văn Rót kiểm tra những bịch nấm làm từ thân cây keo.

Để giúp các hộ dân thuận tiện trong việc tiếp cận kỹ thuật trồng nấm và bao tiêu sản phẩm, huyện đã thành lập HTX Sản xuất, tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu Sơn Động với 150 thành viên ở nhiều xã tham gia. Ông Hoàng Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động cho biết: Kết quả bước đầu cho thấy cây dược liệu nấm lim xanh và cây ba kích tím phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương, có chất tốt. Vì vậy, thời gian tới, phòng sẽ tham mưu với UBND huyện có chính sách hỗ trợ về nhân giống cây ba kích và phôi nấm cho bà con nông dân. Mặt khác, phối hợp với các đơn vị liên quan chuyển giao kỹ thuật và nhân rộng mô hình trồng nấm, ba kích tím dược liệu để những cây dược liệu này trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, đồng thời bảo tồn nguồn gen cây dược liệu quý và tính đa dạng sinh học trong những cánh rừng ở huyện Sơn Động.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.

04/08/2014
Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

05/08/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

05/08/2014
Vị Đắng Dong Riềng Vị Đắng Dong Riềng

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.

05/08/2014
150 Ngư Dân Quảng Ngãi Đăng Ký Đóng Tàu Vỏ Thép 150 Ngư Dân Quảng Ngãi Đăng Ký Đóng Tàu Vỏ Thép

Ông Hoàng cho biết thêm, kể từ ngày 25-8-2014 các doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn tới 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với thời hạn vay vốn 11 năm và lãi suất phải trả chỉ từ 1% đến 3%/năm, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù. Nghị định này được coi là “ cú hích” tháo gỡ những khó khăn cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Chính phủ.

05/08/2014