Giá Cá Điêu Hồng Tăng Lên 42.500 Đồng/kg

Ngày 4-7, ông Nguyễn Văn Thành, nông dân nuôi cá điêu hồng ở phường Tân Long, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, giá cá điêu hồng đã tăng lên 42.500 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 18.000 đồng/kg; cá điêu hồng giống cũng có giá từ 30.000 - 41.000 đồng/kg (tùy kích cỡ).
Với giá này, sau khi trừ chi phí, người nuôi cá lãi từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Giá tăng nhưng thực tế người nuôi không được hưởng lợi từ đợt tăng giá này.
Theo ông Thành, hiện nay người nuôi không có cá để bán, nguyên nhân trong thời gian dài, giá cá điêu hồng dưới giá thành từ 5.000-10.000 đồng/kg nên nông dân không có khả năng cầm cự.
“Hiện khu vực này đã có khoảng 50% số hộ phải bán bè, treo bè và hạn chế số lượng để tránh lỗ. Nhưng giá cá đang ở mức cao, một số người nuôi đã bắt đầu thả cá trở lại” - ông Thành nói.
Theo thống kê, toàn tỉnh có 900 bè đang thả nuôi cá điêu hồng/1.279 bè đang neo đậu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng cung vượt cầu như những năm trước, ngành chức năng khuyến cáo nông dân không nên nuôi ồ ạt và tuân thủ đúng quy hoạch để nghề nuôi cá lồng bè phát triển ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt các vụ bắt giữ cá tầm nhập lậu được cơ quan chức năng thực hiện gần đây, song lượng cá tầm Trung Quốc giá rẻ đổ bộ qua biên giới vào nội địa vẫn rất nhiều, khiến người nuôi cá tầm trong nước khốn khó.

Theo thống kê, tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Giang những năm gần đây thường xuyên đạt 1,1 đến 1,2 triệu con. Toàn tỉnh có 430 trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô 20 nái và 100 lợn thịt trở lên. Cùng với sự phát triển chăn nuôi thì nguy cơ dịch bệnh cũng gia tăng.

Những năm gần đây, trồng ca cao là một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Chỉ riêng tại Hưng Lộc, xã có diện tích trồng ca cao nhiều nhất huyện, đã có trên 80 hécta.

Tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học nhưng anh Trần Minh Thiệp ở thôn Cẩm Lãnh (Tiên Cẩm - Tiên Phước - Quảng Nam) lại đam mê nuôi chim trĩ. Đây là trại nuôi chim trĩ đầu tiên ở Quảng Nam và đang gặt hái được nhiều thành công.

Đã bước sang tháng 5, nhưng ở Ninh Thuận vùng nuôi tôm dọc tuyến đường ven biển từ An Hải (Ninh Phước) đến Phước Dinh (Thuận Nam) vẫn còn không khí trầm lắng, khá nhiều ao đìa còn bỏ không. Theo Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận, trong những tháng qua, do xuất hiện bệnh làm tôm nuôi chết rải rác đã khiến các hộ nuôi chần chừ chưa dám thả giống dù đã vào chính vụ.