Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Bột Mì Cao Hơn Giá Gạo 100 USD/tấn

Giá Bột Mì Cao Hơn Giá Gạo 100 USD/tấn
Ngày đăng: 13/08/2013

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.

Ông Trần Phước Vinh- Phó Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết thông tin trên. Theo ông Vinh, giá bột mì cao hơn giá gạo là chuyện “xưa nay hiếm”, bởi trước đây, giá gạo luôn cao hơn giá bột mì vài chục USD/tấn.

Hiện các doanh nghiệp chế biến tinh bột mì xuất khẩu với giá khoảng 480 USD/tấn. “Mức giá xuất khẩu tinh bột mì từ đầu năm đến nay ổn định, dao động nhẹ từ 480 – 500 USD/tấn. Đây là cơ hội của ngành chế biến tinh bột mì Tây Ninh cũng như trong nước. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá củ mì nguyên liệu quá cao khiến các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn”, ông Vinh cho biết thêm.

Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao. “Chưa bao giờ Tây Ninh có tình trạng các nhà máy cho người đi lập trạm thu mua củ mì quanh vùng nguyên liệu như hiện nay.

Cụ thể là ở huyện Dương Minh Châu, tình trạng tranh nhau mua củ mì nguyên liệu sôi động chưa từng thấy”, một doanh nghiệp chế biến tinh bột mì nói.

Đến nay, sau nhiều tháng đóng cửa, một số nhà máy chế biến tinh bột mì đã hoạt động trở lại nhưng chỉ chạy cầm chừng, có khi chỉ hoạt động 1 tuần/tháng vì thiếu nguyên liệu. Thế nhưng cũng còn khoảng hơn 10 nhà máy có công suất chế biến từ 100 - 200 tấn bột/ngày ngừng hoạt động.

“Chúng tôi gắng gượng thu mua củ để vận hành nhà máy nhằm duy trì phần nào việc làm cho người lao động và hầm biogas. Bởi nếu ngừng vận hành lâu ngày, vi sinh nuôi trong hầm biogas sẽ chết hết, khi cấy nuôi lại tốn rất nhiều tiền”, chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Vinh cho biết.

Còn chủ nhà máy mì Việt Úc cho rằng, thời điểm hiện tại, các nhà máy sản xuất tinh bột mì khó mà có lãi bởi vào mùa mưa, củ mì có lượng bột thấp. Đã vậy, nông dân, thương lái tranh thủ thu hoạch mì non để bán lúc giá cao nên củ nhiều nhưng sau chế biến cho ra lượng bột thấp.


Có thể bạn quan tâm

Gói tôm sú nửa ký còn 2 lạng Gói tôm sú nửa ký còn 2 lạng

Nói về tình trạng gian lận trọng lượng hàng đóng gói, theo nhiều người tiêu dùng, phổ biến nhất là nhóm hàng thủy hải sản đông lạnh, bày bán phổ biến ở các siêu thị.

21/09/2015
Sẽ kiểm tra chất cấm trên thịt bò Sẽ kiểm tra chất cấm trên thịt bò

Hiện nay, nguồn thịt bò đưa vào TP.HCM tiêu thụ chủ yếu có nguồn gốc từ Long An và Tây Ninh.

21/09/2015
Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái

Trái mây tươi số lượng bao nhiêu cũng được mua hết với giá từ 70-90.000 đồng/kg đã thu hút ngày một đông người dân ở các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà (Quảng Ngãi)... vào rừng lùng tìm và đốn hạ cây mây để hái trái về bán cho thương lái.

21/09/2015
Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi Trung Quốc Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi Trung Quốc

rước nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu thủy sản giảm 7 tháng đầu năm sụt giảm mạnh là do biến động từ nền kinh tế Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khẳng định đổi tất cả sụt giảm do Trung Quốc là không đúng.

21/09/2015
Gà Mỹ giá rẻ như rau Do gian lận thương mại Gà Mỹ giá rẻ như rau Do gian lận thương mại

Theo chia sẻ của ông Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, giá gà Mỹ bán 12.000-13.000 đồng/kg vào Việt Nam là có gian lận thương mại...

21/09/2015