Hội thảo Tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trước thềm hội nhập TPP

Ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã nhận định như trên tại hội thảo “Tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trước thềm hội nhập TPP” do Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phối hợp với Cục Chăn nuôi và Viện Chăn nuôi tổ chức ngày 24/9, tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, định hướng sắp tới trong chăn nuôi gia cầm là cần tiếp tục phát triển gà thả vườn, gà chất lượng cao. Đây chính là dòng sản phẩm chiếm giá trị sản xuất khoảng 70% và ước tính đạt khoảng hơn 30.000 tỷ đồng mỗi năm, trong khi gà công nghiệp chỉ đạt 13.000 - 14.000 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, cần tập trung các sản phẩm về trứng chất lượng cao để có khả năng cạnh tranh được với các dòng sản phẩm công nghiệp nhập khẩu như thời gian qua.
Ông Lê Thanh Hải cho biết khi phát triển mạnh các giống gà thả vườn sẽ đáp ứng với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.
Mặc dù gà thả vườn có thời gian nuôi kéo dài hơn nhưng chuồng trại đơn giản, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Bù lại giá thành thức ăn giảm hơn, giá bán của gà thả vườn cao hơn giá gà công nghiệp.
Để phát triển chăn nuôi gà thả vườn, ông Lê Thanh Hải cho rằng, trước mắt nên tập trung xây dựng hợp tác xã chăn nuôi gia cầm tự nguyện. Hợp tác xã không hạn chế về địa lý với quy mô tối thiểu 1 triệu con/năm trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.
Từng hợp tác xã cần tổ chức liên kết giữa các hộ để quy mô phát triển theo nhu cầu xã hội nhưng phải mang tính kế hoạch thị trường nhằm tránh rủi ro, liên kết với các doanh nghiệp để có đầu ra tốt.
Năm 2014, sản phẩm thịt gà thả vườn Việt Nam đạt 560.000 - 620.000 tấn, trong khi gà công nghiệp chỉ 393.000 - 402.000 tấn. Như vậy, gà thả vườn vẫn chiếm ưu thế trong tiêu dùng ở Việt Nam và là ưu thế cạnh tranh quan trọng trong sản phẩm thịt gia cầm hiện nay.
Hiện Việt Nam xếp thứ 21 về các quốc gia sản xuất thịt gia cầm trên thế giới và là nước có tổng đàn vịt đứng thứ 2 trên thế giới, thuộc tốp 10 quốc gia có sản lượng thịt và trứng vịt lớn nhất thế giới. Năm 2014, tổng đàn gia cầm cả nước đạt 328,1 triệu con, trong đó đàn gà đạt 243 triệu con.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn, do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường... Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có một vụ mùa thắng lợi.

Năm 2014, diện tích nuôi thủy sản 47.202ha, đạt 106% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển 35.953ha, đạt 112% kế hoạch năm, bao gồm diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được 10.694ha (tôm sú 1.491ha, tôm chân trắng 9.203ha); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa 25.259ha, đạt 100% kế hoạch năm.

Là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, lợ chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên, Đồng Rui có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thuỷ cầm. Những năm qua, người dân xã đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đưa giống vịt biển vào nuôi. Hiện nuôi vịt biển đã trở thành một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho bà con ở đây.

Đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, nhưng khi mới bắt tay nuôi bò sữa, người dân Bảo Lộc chưa gặp được “thiên thời”. Bởi cách đây khá lâu, người chăn nuôi bò sữa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đồng cỏ… đã đành, nhưng đến lúc sản xuất được sữa tươi rồi, thì việc đem bán cũng lắm nhiêu khê. Chỉ mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi bò sữa tại Bảo Lộc mới bắt đầu có “tín hiệu” phát triển đáng mừng.