Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật

Năm 2014, toàn xã có trên 1.500 đàn ong được nuôi tại 192 hộ, bình quân mỗi hộ sử dụng 1 lao động. Do có diện tích vườn đồi rộng nên việc chăm sóc cũng đơn giản, chủ yếu ong mật ở đây được nuôi tại các vườn rừng với nhiều loại phấn hoa tự nhiên nên chất lượng mật tốt, được thị trường ưa chuộng, khách hàng mua mật ong đa phần là khách quen nhiều năm.
Các hộ nuôi ong có quy mô như gia đình anh Trần Văn Hợi, thôn Lâm Thành 2 nuôi nhiều nhất xã với 187 đàn, năm 2014 anh thu lãi 150 triệu đồng, gia đình ông Nguyễn Văn Cơi ở cùng thôn nuôi 80 đàn thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Do giữ được diện tích đồi rừng và vườn cây ăn quả nên số đàn ong luôn bảo đảm cả số lượng và chất lượng. Bình quân mỗi năm cả xã bán ra khoảng trên 13 tấn mật, đem về nguồn thu 2,6 tỷ đồng (đã trừ chi phí), riêng năm 2015 sản lượng ước đạt khoảng trên 15 tấn.
Có thể bạn quan tâm

1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.

Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.