Mở Rộng Diện Tích Màu Thực Phẩm

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xuống giống được gần 45.000 ha màu thực phẩm các loại, đạt 102,9% chỉ tiêu cả năm. Nông dân địa phương đã thu hoạch trên 37.000 ha, với sản lượng khoảng 635.000 tấn rau màu các loại, cung ứng cho thị trường các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.
Theo đánh giá, nhìn chung diện tích, sản lượng rau màu đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nỗ lực của nông dân trong việc phát huy tiềm năng và thế mạnh cây màu trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Hầu hết các huyện, thành, thị đều có truyền thống trồng màu. Những địa phương có diện tích màu tập trung lớn, hình thành các vùng chuyên canh quan trọng: thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, Châu Thành với nhiều thương hiệu có tiếng như:
Rau má Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành), ngò gai Phú Kiết (Châu Thành), ớt Bình Ninh (Chợ Gạo), huệ trắng Tam Hiệp (Châu Thành), bắp lai (Chợ Gạo),...
Gần đây, thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất trên nền đất lúa, phá thế độc canh, tỉnh khuyến khích nông dân đưa cây màu xuống chân ruộng, áp dụng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất mới: Luân canh lúa + màu, chuyên canh màu, xen canh màu trên ruộng, đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Theo đánh giá, các mô hình trên đều mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ ha trở lên. Nhờ cây màu, nhiều hộ dân đã vượt khó, thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Châu Văn Phương ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre có truyền thống trồng mía, nhưng mấy năm nay giá cả bấp bênh, đời sống gia đình khó khăn. Được sự tư vấn của trạm khuyến nông huyện, anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại giống ớt sừng vàng châu Phi ngắn ngày cho thu nhập nhanh, giá bán cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình đã nhập nuôi khảo nghiệm và nhân giống thành công gà Sao thương phẩm (hay còn gọi là sao Lôi, gà Nhật, gà Phi hay chim trĩ châu Phi).

Trong vụ 1 nuôi tôm chân trắng năm 2013, người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thả nuôi 2.000 ha, chiếm 50% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Những địa phương có diện tích thả nuôi lớn là: Ninh Hòa, Vạn Ninh. Vụ nuôi này, người nuôi tôm đã có sự đầu tư, quản lý chặt từ con giống đến môi trường nước, chất lượng thức ăn.

Nông nghiệp đô thị (NNĐT) Bình Dương thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong thời gian tới, NNĐT sẽ có những bước phát triển mới nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực hơn từ các ngành chức năng.

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...