Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật

Năm 2014, toàn xã có trên 1.500 đàn ong được nuôi tại 192 hộ, bình quân mỗi hộ sử dụng 1 lao động. Do có diện tích vườn đồi rộng nên việc chăm sóc cũng đơn giản, chủ yếu ong mật ở đây được nuôi tại các vườn rừng với nhiều loại phấn hoa tự nhiên nên chất lượng mật tốt, được thị trường ưa chuộng, khách hàng mua mật ong đa phần là khách quen nhiều năm.
Các hộ nuôi ong có quy mô như gia đình anh Trần Văn Hợi, thôn Lâm Thành 2 nuôi nhiều nhất xã với 187 đàn, năm 2014 anh thu lãi 150 triệu đồng, gia đình ông Nguyễn Văn Cơi ở cùng thôn nuôi 80 đàn thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Do giữ được diện tích đồi rừng và vườn cây ăn quả nên số đàn ong luôn bảo đảm cả số lượng và chất lượng. Bình quân mỗi năm cả xã bán ra khoảng trên 13 tấn mật, đem về nguồn thu 2,6 tỷ đồng (đã trừ chi phí), riêng năm 2015 sản lượng ước đạt khoảng trên 15 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.

Với hơn 400ha diện tích ven sông Cửa Lấp, những năm gần đây, huyện Long Điền đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm) sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ.

Tận dụng diện tích mặt nước rộng của đập Dâng, sông Trí, anh Phạm Khánh Tuấn ở xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư lồng bè.

Chúng tôi về xã Giao Thiện (Giao Thủy, Nam Định) vào những ngày cuối tháng 9, đúng dịp chuẩn bị vụ nuôi tôm mới phục vụ thị trường dịp cuối năm.