Hội Nghị giao ban về tình hình nuôi tôm nước lợ các tỉnh phía Nam

Qua báo cáo cho thấy, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại ở các tỉnh phía Nam là hơn 12.000 ha, trong đó tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh bị thiệt hại hơn 8.100 ha; Diện tích tôm nuôi mắc bệnh gần 7.000 ha. Mức độ tôm thiệt hại và mắc bệnh tuy giảm khoảng 40% so cùng thời điểm năm 2014 nhưng vẫn còn ở mức cao, có 20 tỉnh xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, phổ biến là bệnh hoại tử gan tụy cấp chiếm gần 3.000 ha, bệnh đỏ thân đốm trắng gần 2.000 ha, còn lại là các bệnh về đường ruột, đầu vàng, bệnh phân trắng.
Theo nhận định của Cục Thú y, dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp đến khoảng tháng 9 mới có dấu hiệu giảm dần. Thời tiết bất lợi, mức độ thiệt hại trên 30% và giá tôm thương phẩm đầu vụ giảm thấp, nên các tỉnh phía Nam thả nuôi tôm chỉ đạt 56% diện tích.
Tại hội nghị, lãnh đạo Tổng Cục Thủy sản chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người nuôi chọn thời điểm thích hợp để thả giống; Tăng cường công tác quản lý các sản phẩm đầu vào phục vụ nghề nuôi, như thức ăn, thuốc thú y, con giống và triển khai quản lý chặt vùng nuôi về diễn biến bệnh trên tôm để có biện pháp khống chế kịp thời; Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên tôm của trung ương và địa phương phải được củng cố, chú trọng đến công tác quan trắc môi trường để cảnh báo tình hình bệnh trên tôm cho người dân nắm rõ, góp phần hạn chế thiệt hại cho vụ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến trung tuần tháng 8-2014, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có bảy doanh nghiệp đầu tư kho thu mua và tạm trữ lúa, gạo với tổng công suất chứa 240.000 tấn kho. Song tiến độ triển khai thực hiện còn khá chậm.

Tại Hội nghị sơ kết tái canh cà phê do Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) phối hợp với một số tỉnh Tây Nguyên tổ chức mới đây, có những thông tin vừa mừng vừa lo.

Con dúi (nu) nuôi ở xã Tà Nung, Đà Lạt thuộc loài động vật hoang dã đã được thuần hóa từ các trại giống ở tỉnh Đồng Nai. Với Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi dúi (nu) theo hướng an toàn dịch bệnh”; từ tháng 7/2013, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đã hỗ trợ 250 triệu đồng cho 11 hộ nông dân xã Tà Nung, mỗi hộ mua 32 con dúi giống về nuôi.

Nghị quyết 30a của Chính phủ ra đời nhiều năm qua đã thực sự tạo ra sức bật mới cho đồng bào dân tộc các huyện nghèo trong tỉnh vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh những hợp phần quan trọng như đào tạo nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng... thì hỗ trợ phát triển sản xuất vẫn được ưu tiên số 1.

Hiện đang vào vụ nuôi vịt mùa lũ để tận dụng thức ăn tự nhiên nên khoảng 2 tuần nay, giá vịt con các loại tăng thêm 2.000-4.000đ mỗi con.