Gần 16 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ cho các xã khó khăn theo Chương trình 135
Từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện Đông Giang đã thực hiện nhiều hỗ trợ cho phát triển sản xuất cho đồng bào vùng cao
Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2015, huyện Đông Giang được phân bổ kinh phí gần 16 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình dự án 135 để đầu tư hỗ trợ 9 xã đặc biệt khó khăn và 11 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II của Chính phủ.
Trong đó, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện năm 2015 là 11,1 tỷ đồng.
Đến nay, vốn đã giải ngân hơn 10,5 tỷ đồng, đạt 94,86% kế hoạch vốn giao.
Từ các nguồn vốn trên, huyện Đông Giang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng 7 công trình đường giao thông nông thôn; 2 cầu dân sinh; 5 trường học; 2 nhà văn hóa xã và 1 nhà sinh hoạt cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, địa phương cũng đã chi hơn 4,5 tỷ đồng thực hiện duy tu bảo dưỡng các công trình trọng yếu phục vụ phát triển sản xuất, giao thông nông thôn và hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân vùng cao, chủ yếu là hỗ trợ cây giống, con vật nuôi, men vi sinh phục vụ phát triển sản xuất, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc con vật nuôi và kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng cho gần 1.000 lượt người tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Với việc bắp ngoại ồ ạt đổ bộ vào thị trường nước ta nửa đầu năm nay, câu chuyện thừa lúa, thiếu bắp và giảm bớt lúa để trồng thêm bắp càng trở nên nóng hơn. Nhập khẩu bắp tiếp tục tăng “sốc”?

Cửa hàng bán thịt heo đạt tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên trên cả nước đã chính thức ra mắt tại chợ Hòa Bình (Q. 5, TPHCM) vào ngày 9-10 vừa qua, thu hút khá nhiều người tiêu dùng.

Để bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và SX vụ ĐX 2015-2016, vụ HT 2016, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino, đặc biệt là khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL,

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) ở Bình Định bước đầu đã mang lại hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, SX nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Tại xã Phú Thuận, UBND huyện phối hợp Trường đại học Cần Thơ và các sở, ngành tỉnh vừa tổ chức hội thảo bàn giải pháp phục hồi và phát triển mô hình chuyên canh lúa - tôm trên địa bàn tỉnh, thu hút nhiều nhà khoa học cùng hàng trăm nông dân tham gia.